“Cấp cứu” cho cơn khát vốn của doanh nghiệp

“Cấp cứu” cho cơn khát vốn của doanh nghiệp

Chủ nhật, 15/10/2023 | 10:10
0

Vốn vẫn là bài toán khó nhất

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn không chỉ với điều hành kinh tế của Chính phủ mà còn với hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.

Mặc dù, các chỉ số vĩ mô trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua đã bắt đầu xuất hiện tín hiệu phục hồi, tuy vậy, đây mới chỉ là tia sáng vừa thắp lên trong bức tranh chung nhiều gam màu tối từ đầu năm.

Còn rất nhiều thách thức đến từ bối cảnh quốc tế cũng như các vấn đề nội tại trong nước đang chưa thực sự có lời giải. Khó khăn của doanh nghiệp vẫn hiện hữu ở nhiều ngành, nhiều khía cạnh. 

Kết quả sơ bộ từ nghiên cứu báo cáo tài chính của gần 1.600 doanh nghiệp trong 10 ngành cụ thể mà Ban IV đang tiến hành, cho thấy, doanh thu của các ngành đều giảm từ giữa năm 2022 đến nay, nghiêm trọng nhất là hai ngành Bất động sản và xây dựng.

Đến hết quý II/2023, tình hình vẫn chưa được cải thiện mặc dù có một số dấu hiệu sáng hơn từ thị trường. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2023 của 8/10 ngành đều thấp hơn cùng kỳ năm 2022, chỉ có ngành Công nghệ thông tin là tăng quy mô và ngành Hàng và dịch vụ tiêu dùng giữ nguyên quy mô doanh thu so với cùng kỳ.

Đặc biệt, phần lớn doanh nghiệp Việt có đặc trưng là vốn chủ sở hữu mỏng, các hoạt động dựa nhiều trên vốn vay. Do đó, khi huy động vốn gặp khó khăn, doanh nghiệp sẽ ngay lập tức gặp khó khăn và ảnh hưởng đến hoạt động. Trong bối cảnh suy giảm đơn hàng, khó huy động vốn qua trái phiếu, cổ phiếu, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng, dòng tiền trở thành vấn đề cấp thiết nhất của doanh nghiệp.

Một số ngành có tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu lớn thì càng gặp khó khăn đơn cử như Xây dựng; Hàng và dịch vụ tiêu dùng; Bất động sản và Vật liệu xây dựng.

Kinh tế vĩ mô - “Cấp cứu” cho cơn khát vốn của doanh nghiệp

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Tổng cục Thống kê cho rằng quý IV/2023 sẽ rất thách thức, nhất là trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay.

Điều đáng nói là khi so sánh chi phí lãi vay so với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thì thấy tỉ lệ rất đáng kể. Cụ thể, trong năm 2022, ngành xây dựng có tỉ lệ chi phí lãi vay so với lợi nhuận cao nhất, lên đến 375%, tiếp đó là Hàng và dịch vụ tiêu dùng 44,8% và bất động sản 40,2%.

Điều này hàm ý, khi kinh doanh, doanh nghiệp chịu rủi ro chính nhưng thành quả được hưởng không nhiều, bị xói mòn do chi phí tài chính nên không có tích lũy để tái đầu tư.

Trong số các ngành, thì xây dựng và bất động sản là hai lĩnh vực mà các doanh nghiệp gặp vấn đề lớn nhất về dòng tiền khi số ngày phải thu và số ngày tồn kho tăng lên nhiều lần.

Do đó, từ khó khăn và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, có thể khẳng định nhóm chính sách quan trọng nhất hiện tại chính là giảm áp lực dòng tiền cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền.

Những điều cần làm ngay

Từ kết quả nghiên cứu của Ban IV, chúng tôi cho rằng trong giai đoạn cuối năm 2023 và nửa đầu năm 2024 cần phải tập trung vào một số giải pháp mang tính cấp bách sau:

Thứ nhất, tập trung thực thi các chính sách hỗ trợ dòng tiền, giảm áp lực dòng tiền như hỗ trợ tiếp cận vốn và giãn, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp, chi phí vận hành là trách nhiệm của doanh nghiệp và để cứu mình, nhiều doanh nghiệp đã phải chủ động cắt giảm chi phí, giảm quy mô hoạt động và quy mô lao động.

Các phần chi phí khác như chi phí lãi vay, chi phí thuế - phí, chi phí bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn 2% quỹ lương... nằm trong không gian chính sách của Nhà nước.

Do đó, Chính phủ có thể trọng tâm thực hiện các chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn hiệu quả; giãn, giảm chi phí, tạo dòng tiền ngắn hạn ít nhất trong nửa cuối năm 2023 (hoặc nửa đầu năm 2024 tùy độ trễ của chính sách). Để thực hiện hiệu quả các biện pháp này, cần có cách tiếp cận vừa tổng thể về hỗ trợ doanh nghiệp vừa phải phân tích bài toán theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể.

Thứ hai, cần giảm lãi suất thực vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Lãi suất cho vay hiện tại dù đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao so với các nước khác; đồng thời, trong bối cảnh phục hồi, các ngân hàng thương mại cần nhìn vào khả năng trả nợ tương lai của doanh nghiệp để tăng cơ hội tiếp cận tín dụng chứ không chỉ nhìn vào tài sản thế chấp.

Khi đơn hàng có xu hướng trở lại, cần tăng cường “bơm vốn” cho doanh nghiệp để tạo động lực cho tăng trưởng. Riêng đối với lĩnh vực bất động sản, hệ thống ngân hàng có thể cân nhắc cho phép các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuộc phân khúc phục vụ nhu cầu thiết yếu/ưu tiên được giãn nợ/ giữ nhóm nợ theo tinh thần Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Kinh tế vĩ mô - “Cấp cứu” cho cơn khát vốn của doanh nghiệp (Hình 2).

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 9 tháng năm 2023, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước ước tính là 497,66 tỷ USD, giảm 11%.

Thứ ba, áp dụng các chính sách tài khóa nghịch chu kỳ để thúc đẩy tổng cầu, bao gồm các khía cạnh: (i) Đẩy mạnh đầu tư công, tập trung vào các cơ sở hạ tầng lớn, vừa để hỗ trợ các doanh nghiệp ngành Xây dựng và Vật liệu xây dựng, vừa nâng cao năng lực của quốc gia; chú trọng phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu thực của người lao động và hỗ trợ các DN Bất động sản; (ii) Xem xét các giải pháp giãn/giảm áp lực thuế và chi phí khác, tạo dòng tiền ngắn hạn cho doanh nghiệp vì đây là thời điểm phải “khoan thư sức dân”.

Một số vấn đề quan trọng khác có ảnh hưởng tới chi phí của diện rộng doanh nghiệp cũng cần Chính phủ quan tâm chỉ đạo hoặc thúc đẩy như: (i) Trong ngắn hạn, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan không ban hành hoặc phải đánh giá rất thấu đáo các quy định làm phát sinh các loại phí, chi phí mới cho doanh nghiệp; (ii) Chính phủ đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sửa Quy chế tài chính nội bộ cho phép doanh nghiệp giữ lại toàn bộ kinh phí công đoàn (bằng 2% quỹ lương) trong ít nhất 2 năm tới để tập trung chi trực tiếp cho người lao động, các năm tiếp theo giảm dần mức đóng góp cho công đoàn cấp trên thay vì tỉ lệ đóng như hiện nay; (iii) Trong trung hạn, xem xét chưa tăng căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội trong quá trình dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Bên cạnh các giải pháp mang tính cấp bách, Chính phủ cũng cần xem xét, tính toán các giải pháp cho trung và dài hạn. Trong đó, cần quan tâm đặc biệt các giải pháp thúc đẩy và hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh vì doanh nghiệp phải đối diện với các quy định, yêu cầu mới từ thị trường ngay trong 2023 và các năm tiếp theo.

Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV).

[E] TS. Vũ Tiến Lộc: Doanh nghiệp Việt đang rất kiên cường

Thứ 4, 11/10/2023 | 15:31
TS. Vũ Tiến Lộc nhìn nhận, dù đang đối diện với loạt thách thức, khủng hoảng toàn cầu nhưng doanh nghiệp Việt Nam đang rất kiên cường để vượt qua khó khăn.

Những nét mới trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về doanh nhân

Thứ 4, 11/10/2023 | 14:14
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới.

[E] “Mọi chính sách phải hướng đến người dân, doanh nghiệp”

Thứ 4, 11/10/2023 | 10:11
Theo Phó Chủ tịch Trần Công Phàn, để doanh nghiệp phát triển cần phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Khái niệm VUCA mới cho doanh nghiệp biến "nguy" thành "cơ"

Thứ 2, 09/10/2023 | 16:15
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, thay vì than vãn, buồn bã, các doanh nghiệp cần có cách nhìn tích cực hơn để vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.
Cùng tác giả

Hành khách nhí thích thú với món quà độc đáo trên chuyến bay dịp 1/6

Thứ 7, 01/06/2024 | 09:24
Nhiều phần quà độc đáo mang hình ảnh nhân vật mascot dễ thương được Vietnam Airlines dành tặng các hành khách nhí trên toàn bộ các chuyến bay ngày 1/6.

Cần khoảng 7.000 tỷ để nâng cấp cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Thứ 6, 31/05/2024 | 09:04
Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn có chiều dài tuyến khoảng 98,35km, hiện chỉ có quy mô 2 làn xe với chiều rộng mặt đường 11m.

Giá vé máy bay vẫn chưa hạ nhiệt, Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo kiểm soát

Thứ 5, 30/05/2024 | 18:45
Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tham mưu giải pháp hữu hiệu tiết giảm chi phí hạ giá thành vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại bằng hàng không.

Giải quyết kịp thời các sự cố ùn tắc phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thứ 5, 30/05/2024 | 16:50
Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị phối hợp chỉ đạo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Hà Nội khuyến cáo chủ phương tiện đăng kiểm sớm

Thứ 4, 29/05/2024 | 16:56
Trong thời gian tới, khi các vụ án liên quan đến đăng kiểm được đưa ra xét xử, có thể xuất hiện nguy cơ ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn Hà Nội.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Chỉ ra điểm nghẽn để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Thứ 6, 31/05/2024 | 20:45
Phiên họp kinh tế - xã hội tháng 5 của UBND thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề đầu tư công để phát triển kinh tế hiệu quả hơn.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói gì về đề xuất áp giá sàn trong xuất khẩu gạo?

Thứ 6, 31/05/2024 | 18:04
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương sẽ phối hợp đưa ra các giải pháp tối ưu nhất về giá gạo xuất khẩu trong bối cảnh khủng hoảng lương thực.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 1 triệu ha lúa

Thứ 5, 30/05/2024 | 17:55
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT có trách nhiệm chỉ đạo chung toàn diện Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp vùng đồng ĐBSCL.

Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể

Thứ 5, 30/05/2024 | 15:44
Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể có chức năng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Ca Mau: Tăng cường xúc tiến đầu tư và hợp tác đầu tư nước ngoài

Thứ 5, 30/05/2024 | 14:41
Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác đầu tư nước ngoài góp phần cải thiện, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
     
Nổi bật trong ngày

5 tháng đầu năm, Thừa Thiên-Huế thu hút 20 dự án đầu tư mới

Thứ 7, 01/06/2024 | 06:00
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, từ đầu năm 2024 đến nay, địa phương đã cấp mới 20 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt trên 5.326 tỷ đồng.

Thái Bình: Xử phạt 60 triệu đồng 2 cơ sở kinh doanh vàng

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:30
Cục QLTT tỉnh Thái Bình cho biết, ngày 30/5, đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn huyện Thái Thụy.

Giải pháp của NHNN sẽ giúp thu hẹp chênh lệch giá vàng?

Thứ 7, 01/06/2024 | 19:00
Từ 3/6, nhằm đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu bình ổn thị trường vàng của Chính phủ, 4 ngân hàng quốc doanh sẽ trực tiếp bán vàng miếng SJC cho người dân.

Giá vàng 2/6: Vàng SJC giảm về mốc 83 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 02/06/2024 | 09:22
Giá vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm mạnh trong khi vàng SJC trong nước cũng điều chỉnh về mức 83 triệu đồng/lượng (bán ra).

SJC bị “tụt áp” giảm 6 triệu/lượng sau 3 ngày, người mua lỗ nặng

Thứ 7, 01/06/2024 | 14:42
Chỉ trong 3 ngày qua, giá vàng SJC đã giảm tới 6 triệu đồng/lượng. Thêm chênh lệch mua vào - bán ra, người mua vàng lỗ khoảng 9 triệu đồng/lượng sau 1 tuần nắm giữ.