NATO đối trọng với Nga ra sao sau khi kết nạp Thụy Điển và Phần Lan?

NATO đối trọng với Nga ra sao sau khi kết nạp Thụy Điển và Phần Lan?

Thứ 3, 11/07/2023 | 17:12
0
NATO sẽ giành được nhiều quyền kiểm soát hơn đối với Biển Baltic và chiếm thế thượng phong ở Bắc Cực – cả 2 khu vực đều là cửa ngõ chiến lược của Nga.

Với việc Phần Lan đã là thành viên thứ 31 và Thụy Điển đang trên đà trở thành thành viên thứ 32, sự mở rộng về phía Bắc của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) báo trước một trong những thay đổi nổi bật nhất trong bối cảnh an ninh châu Âu kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

“Việc Thụy Điển hoàn tất gia nhập NATO là một bước đi lịch sử có lợi cho an ninh của tất cả các đồng minh NATO vào thời điểm quan trọng này”, ông Stoltenberg phát biểu tại một cuộc họp báo ở Vilnius (Litva) vào tối muộn ngày 10/7 sau khi thông báo rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cuối cùng đã đồng ý “bật đèn xanh” cho quốc gia Bắc Âu tham gia liên minh quân sự này.

Mặc dù không thể đưa ra lịch trình cụ thể về việc Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê duyệt tư cách thành viên NATO của Thụy Điển, nhưng ông Stoltenberg khẳng định “đây là một cam kết rõ ràng”. Trước đó, phải mất 2 tuần để Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn tư cách thành viên của Phần Lan.

Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6 năm ngoái cho biết việc Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên NATO “không gây ra mối đe dọa trực tiếp nào đối với Nga”, nhưng ông đã cảnh báo 2 nước về việc trở thành căn cứ cho các lực lượng hoặc thiết bị của NATO.

Các nhà lãnh đạo Thụy Điển đã tuyên bố rằng họ không muốn lưu trữ tài sản của NATO trên lãnh thổ của mình, Phần Lan cũng vậy. Nước láng giềng Na Uy, một thành viên NATO, cho phép các đồng minh tiếp cận để tập trận nhưng không cho phép đặt quân đồn trú vĩnh viễn hoặc vũ khí hạt nhân.

Một khi Thụy Điển được chính thức kết nạp, NATO sẽ giành được quyền kiểm soát lớn hơn đối với Biển Baltic, biến khu vực này thành “Biển NATO”. Vùng biển này là một nhánh của Đại Tây Dương được bao bọc bởi Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Đức, Latvia, Litva, Ba Lan, Nga, Thụy Điển và Đồng bằng Bắc và Trung Âu.

Thế giới - NATO đối trọng với Nga ra sao sau khi kết nạp Thụy Điển và Phần Lan?

Đảo Gotland (Thụy Điển) nằm ở Biển Baltic có vị trí quan trọng chiến lược. Ảnh: Maps Sweden

Đưa Thụy Điển vào cuộc cũng sẽ đơn giản hóa kế hoạch phòng thủ cho liên minh. NATO sẽ được hưởng lợi không chỉ từ máy bay chiến đấu, sức mạnh hải quân và các tài sản quân sự khác của Thụy Điển mà còn có thể dễ dàng và nhanh chóng đưa quân tiếp viện hoặc thiết bị qua lãnh thổ Bắc Âu tới các quốc gia vùng Baltic trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Khu vực này từ lâu đã được coi là điểm yếu của liên minh quân sự phương Tây vì quân đội và thiết bị đến bằng đường bộ sẽ phải đi qua một hành lang hẹp giữa Ba Lan và Litva, nằm giữa vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga và đồng minh Belarus của Moscow.

Các nhà hoạch định quốc phòng ở Baltic từ lâu đã lo ngại rằng Nga có thể chiếm các đảo của Phần Lan và Thụy Điển ở Biển Baltic, đặc biệt là đảo Gotland, và sử dụng chúng làm căn cứ để phóng tên lửa tấn công lãnh thổ của họ.

Một số nhà phân tích quân sự phương Tây đã nói rằng NATO gần như chắc chắn sẽ cần quyền đặt căn cứ ở Phần Lan và Thụy Điển để bảo vệ các quốc gia vùng Baltic. Các nhà lãnh đạo Baltic ủng hộ mạnh mẽ việc gia nhập của các quốc gia Bắc Âu và tiếp tục gây áp lực cho các thành viên liên minh khác để thúc đẩy triển khai quân sự của NATO tại các quốc gia của họ.

Sau khi Stockholm chính thức gia nhập, NATO cũng có thể chiếm “thế thượng phong” ở khu vực Bắc Cực. Theo đó, liên minh có thể tăng cường khả năng răn đe của mình ở khu vực mà Nga đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng thương mại và quân sự.

Tương tự như ở Baltic, việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển sẽ biến tất cả các quốc gia Bắc Cực, ngoại trừ Nga, thành thành viên NATO, cho phép NATO theo đuổi một chiến lược chặt chẽ hơn trong khu vực.

Minh Đức (Theo CFR, Bloomberg)

Không còn bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối, Thụy Điển rộng đường gia nhập NATO

Thứ 3, 11/07/2023 | 07:39
Với việc Thụy Điển trở thành thành viên thứ 32 của liên minh, về cơ bản Biển Baltic đã trở thành “Biển NATO”.

Tại sao Phần Lan, Thụy Điển rộng đường vào NATO, còn Ukraine thì không?

Thứ 5, 30/06/2022 | 12:56
Các quan chức Mỹ cho biết, họ sẽ không nhượng bộ Tổng thống Nga Putin bằng cách dập tắt tham vọng gia nhập liên minh quân sự NATO của Ukraine.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO?

Thứ 6, 13/05/2022 | 17:39
Sau khi cuộc xung đột hiện tại kết thúc, Nga sẽ cần có thời gian “dưỡng thương”, cho nên đây là thời điểm tốt để gia nhập NATO.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Quốc gia NATO cảnh báo tránh hành động "hấp tấp" khi vũ trang cho Ukraine

Chủ nhật, 02/06/2024 | 06:00
Ngoại trưởng Italy cho biết, nước này sẽ gửi một gói viện trợ khác cho Ukraine, nhưng sẽ không gửi binh sĩ dù chỉ một người.

Nga ra đòn chính xác, 3 hệ thống phòng không Ukraine bị phá huỷ

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:00
Ba hệ thống phòng không 9K33 Osa của Ukraine bị quân đội Nga vô hiệu hoá ở hướng Kharkov.

Hàng không Nga không kích chính xác, kho đạn Ukraine nổ tung

Thứ 7, 01/06/2024 | 13:31
Một vụ nổ thứ cấp đã được báo cáo sau khi tên lửa Nga tấn công nhà máy Niochim. Điều này cho thấy có một lượng lớn chất nổ được cất trữ tại khu vực nhà máy.

Nga sẽ đóng thêm 9 tàu phá băng phục vụ vận tải ở Bắc Cực

Thứ 7, 01/06/2024 | 06:00
Việc đóng tất cả các tàu chở hàng và tàu phá băng theo kế hoạch trong bối cảnh các hạn chế do trừng phạt là thách thức chính cho dự án của Nga ở Bắc Cực.

Mỹ nới lỏng lệnh cấm về vũ khí giúp Ukraine bảo vệ Kharkiv dễ hơn

Thứ 6, 31/05/2024 | 14:40
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nới lỏng lệnh cấm Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ bên trong lãnh thổ Nga nhưng đi kèm với những điều kiện nhất định.
     
Nổi bật trong ngày

Nga ra đòn chính xác, 3 hệ thống phòng không Ukraine bị phá huỷ

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:00
Ba hệ thống phòng không 9K33 Osa của Ukraine bị quân đội Nga vô hiệu hoá ở hướng Kharkov.

Quốc gia NATO cảnh báo tránh hành động "hấp tấp" khi vũ trang cho Ukraine

Chủ nhật, 02/06/2024 | 06:00
Ngoại trưởng Italy cho biết, nước này sẽ gửi một gói viện trợ khác cho Ukraine, nhưng sẽ không gửi binh sĩ dù chỉ một người.

Chuyện chưa kể về bến Lộc An - huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Chủ nhật, 02/06/2024 | 10:35
Trong những năm kháng chiến, bến Lộc An là nơi tập kết vũ khí, đạn dược góp phần làm nên đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển, lưu dấu ấn về đoàn tàu không số.

Nga sẽ đóng thêm 9 tàu phá băng phục vụ vận tải ở Bắc Cực

Thứ 7, 01/06/2024 | 06:00
Việc đóng tất cả các tàu chở hàng và tàu phá băng theo kế hoạch trong bối cảnh các hạn chế do trừng phạt là thách thức chính cho dự án của Nga ở Bắc Cực.

Hàng không Nga không kích chính xác, kho đạn Ukraine nổ tung

Thứ 7, 01/06/2024 | 13:31
Một vụ nổ thứ cấp đã được báo cáo sau khi tên lửa Nga tấn công nhà máy Niochim. Điều này cho thấy có một lượng lớn chất nổ được cất trữ tại khu vực nhà máy.