Cuộc tập trận Zapad 2017 của Nga: “Quả đấm thép” khiến NATO đứng ngồi không yên

Cuộc tập trận Zapad 2017 của Nga: “Quả đấm thép” khiến NATO đứng ngồi không yên

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 6, 25/08/2017 06:15

Đến tận tháng Chín, cuộc tập trận Zapad (Phương Tây) 2017 của Nga mới chính thức bắt đầu, nhưng ở thời điểm hiện tại, Mỹ và các quốc gia châu Âu đã dõi mắt để ý sự chuẩn bị của Moscow.

Phô diễn sức mạnh quân sự

Zapad là sự kiện quân sự được tổ chức 4 năm một lần với sự tham gia của Nga và Belarus, sẽ diễn ra vào tháng Chín năm nay, với lực lượng hùng hậu của quân đội hai nước. Zapad được đánh giá là “chiếc cửa sổ” giúp các nước khác thấy sức mạnh quân sự của Nga, thậm chí là một phần kế hoạch và tham vọng trong tương lai của điện Kremlin. Đây là dịp Nga phô trương những chiến thuật, công nghệ trước khi áp dụng cho những cuộc xung đột về sau.

Thế giới -  Cuộc tập trận Zapad 2017 của Nga: “Quả đấm thép” khiến NATO đứng ngồi không yên

Tổng thống Nga Vladimir Putin theo dõi cuộc tập trận Zapad 2013.

 

Hiện tại, Nga đã bắt đầu quá trình đưa binh sĩ và khí tài tới Belarus để chuẩn bị cho cuộc tập trận. Động thái trên khiến các quốc gia phương Tây, đặc biệt là những nước Đông Âu lân cận tỏ ra lo lắng, hoang mang vì họ tin rằng, đó có thể là cái cớ để Moscow duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài ở nước ngoài.

Mặc dù Nga liên tục khẳng định với các đối thủ cuộc tập trận diễn ra vào tháng tới chỉ đơn giản là một sự kiện quân sự bình thường, nhưng một số nhà chỉ trích vẫn bày tỏ nỗi quan ngại về mục tiêu dài hạn của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Zapad dự kiến sẽ có sự tham gia chính thức của 12.700 binh sĩ Nga trên sườn phía Tây của Nga cũng như ở Belarus, một đồng minh truyền thống của Kremlin.

Để xua tan những nghi ngại của phương Tây quanh sự kiện này, Tổng thống Putin đã cung cấp cho Mỹ và các lãnh đạo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhiều thông tin liên quan. Bên cạnh đó, Moscow cũng mời các quan sát viên nước ngoài tới cuộc tập trận, gồm cả các quốc gia Baltic như đang “ngồi trên đống lửa”. Lý do để các quốc gia này bất an là bởi họ tỏ ra lo sợ về chiến lược của Nga.

Theo tờ Newsweek (Mỹ), các quốc gia châu Âu có thái độ khác thường trước cuộc tập trận Zapad bởi họ lo lắng tình trạng hiện tại có thể đi theo hướng Ukraine. Kể từ khi Crimea sáp nhập vào Nga năm 2015, các quốc gia NATO láng giềng luôn tìm cách tự phòng thủ mỗi khi họ cảm nhận được động thái quân sự và chính trị từ phía Nga trong khu vực.

Có những nỗ lực cô lập Nga?

Năm 2015, Mỹ đã vạch ra 4 nhóm chiến đấu đa quốc gia ở các nước Baltic và Ba Lan, nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự của NATO ở gần khu vực biên giới với Nga. Phía Moscow nhìn nhận kế hoạch trên của NATO chính là nỗ lực nhằm cô lập Nga, nên Kremlin đã tìm cách nhằm cải thiện vị trí phòng thủ của mình. Kể từ đó, dường như cả NATO và Nga đều tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang, bao gồm một loạt đợt tập trận quân sự.

Thế giới -  Cuộc tập trận Zapad 2017 của Nga: “Quả đấm thép” khiến NATO đứng ngồi không yên (Hình 2).

Zapad là sự kiện quân sự nhằm phô diễn sức mạnh của Nga.

 

Zapad đã được tiến hành đều đặn 4 năm một lần trong nhiều thập kỷ qua, nhưng cho tới nay châu Âu mới tỏ ra hoảng sợ khi đối mặt với công tác chuẩn bị của Nga và Belarus. Điều đó cho thấy, phương Tây đã phần nào ý thức được sức mạnh của quân đội Nga cũng như phần nào thừa nhận sức mạnh đó.

Những thông tin trước đó từ truyền thông Nga cho hay, số lượng lính tham gia Zapad có thể lên tới 100.000 người càng khiến phương Tây “quýnh quáng”. Tuy nhiên, hồi tuần trước, chuyên gia Margarete Klein của viện An ninh và Quốc tế Đức nói rằng, con số trên có thể là lực lượng binh sĩ Nga được chuẩn bị cho những cuộc tập trận tiếp theo.

Theo CNN, một lý do khác gây gia tăng mối quan ngại giữa các quốc gia NATO chính là tin đồn về những ý định của Nga sau các đợt tập trận. Nhiều tờ báo phương Tây từng khẳng định, cuộc tập trận Zapad 2009 đã kết thúc bằng một bài tập mô phỏng tới cuộc chiến hạt nhân nhưng tới nay vẫn không có bằng chứng rõ ràng cho thông tin đó.

Nga nhấn mạnh, Moscow không thách thức chủ quyền của Belarus. Nhà lãnh đạo Belarus, Tổng thống Alexander Lukashenko, người vẫn kiên trì ủng hộ Kremlin từ năm 1994 tới nay, từng tuyên bố hồi tháng Ba, ông có quan hệ tốt đẹp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, thậm chí như “anh em ruột thịt”. Với mức độ quan hệ đó, phương Tây có lý do để chú ý tới cuộc tập trận Zapad giữa Nga và Belarus, song cũng có một số nhà bình luận cho rằng NATO đang tỏ ra hoang mang quá mức trước sức mạnh của Nga.

Xem thêm: Báo Anh: Triều Tiên có thể bán vũ khí cho Syria và Iran

D.T

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.