2 năm Nga tại Syria: Moscow “cầm cương”, phương Tây chỉ quan tâm tới dầu mỏ?

2 năm Nga tại Syria: Moscow “cầm cương”, phương Tây chỉ quan tâm tới dầu mỏ?

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 2, 02/10/2017 10:41

Ngày 30/9 vừa qua đánh dấu một mốc quan trọng của lực lượng quân đội Nga: Tròn 2 năm Moscow chính thức hoạt động quân sự tại Syria, lập được nhiều chiến công giúp chính quyền Damascus chống khủng bố và các phiến quân đối lập.

Sự thắng thế của ông Putin

Vào ngày 30/9/2015, Hội đồng Liên bang Nga chấp thuận yêu cầu của Tổng thống Vladimir Putin cho phép Không quân Nga tham dự cuộc chiến ở Syria. Trước đó, Chính phủ Syria chính thức yêu cầu Moscow giúp đỡ chống lại lực lượng nổi dậy, những nhóm khủng bố trong nước, nhằm cứu vãn chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

Thế giới - 2 năm Nga tại Syria: Moscow “cầm cương”, phương Tây chỉ quan tâm tới dầu mỏ?

Nga tích cực hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong hai năm qua. 

 

Trước khi Nga tiến hành can dự quân sự tại Syria, Iran cùng phong trào Hezbollah từng áp dụng nhiều biện pháp duy trì sinh mệnh chính trị của ông Assad, nhưng kết quả thu về không mấy khả quan. Từ khi có sự hỗ trợ từ phía Nga, quân Chính phủ Syria dần lấy lại được đà chiến thắng, dần hồi phục và ghi điểm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là ngoại giao và quân sự.

Kremlin dùng nhiều cách để hỗ trợ Damascus: Cung cấp vũ khí; bảo vệ Syria trước Liên Hợp Quốc; hỗ trợ trên chiến trường bằng các đợt không kích khủng bố; viện trợ kinh tế.

“Sự tham gia của không lực Nga từ 2 năm trước là yếu tố quan trọng giúp thay đổi cục diện cuộc chiến và chúng ta đã thấy những kết quả rất tích cực trên mọi mặt trận, không chỉ vì sức mạnh không quân, mà còn từ vai trò ngoại giao của Nga.

Ví dụ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tích cực thúc đẩy các cuộc hòa đàm tại Astana mà không có sự góp mặt của các cường quốc phương Tây.

Những động thái ngoại giao trên kết hợp với những nỗ lực quân sự của Moscow là những nhân tố cực kỳ quan trọng”, Tim Anderson, chuyên gia nghiên cứu kinh tế và chính trị toàn cầu tại đại học Sydney nhận xét.

Chuyên gia này nhấn mạnh, Nga đóng vai trò đặc biệt đối với chiến thắng quân sự của quân đội Damascus trên mặt đất.

Họ hỗ trợ quân đội Syria trong việc giải phóng Aleppo, tái chiếm Palmyra và những hoạt động tại Deir ez-Zor.

Đây đều là những khu vực chiến lược trên bản đồ Syria. Anderson cũng ca ngợi những nỗ lực xây dựng các khu vực chống xung đột cùng hoạt động viện trợ nhân đạo từ Moscow.

Duy trì vị trí của ông Assad, Nga đã thành công trong việc ngăn chặn hình thành một liên minh thù địch ở khu vực.

Bên cạnh đó, bỏ qua sự cố Ankara bắn hạ máy bay Nga vào tháng 11/2015, Moscow quyết tâm thiết lập liên minh Nga – Thổ - Iran, nhằm hướng tới mục tiêu hòa bình tại Syria.

Nó cho thấy những nỗ lực của Điện Kremlin trong giải quyết khủng hoảng 6 năm ở một trong những điểm nóng nhất Trung Đông hiện nay.

Ngoài ra, nó còn nâng cao uy tín của nước Nga và nhà lãnh đạo Vladimir Putin trên trường quốc tế, cũng như trong nước.

Qua những cam kết được hiện thực hóa tại Syria cũng như sự chỉ đạo chiến lược tài tình của bản thân, ông Putin được người dân Nga tin tưởng, trong khi dư luận quốc tế đặc biệt khen ngợi.

Có thể nói, sự thắng thế của Syria là một “chiến công” lớn của nhà lãnh đạo Putin trong những nhiệm kỳ mà ông lãnh đạo nước Nga. Nó khiến nước Nga được nể trọng hơn và có vị trí, tiếng nói trên trường quốc tế.

Phương Tây cố cản đường Nga?

Trong khi đó, khi được hỏi về vai trò của Mỹ và các quốc gia phương Tây trong khủng hoảng Syria, chuyên gia Tim Anderson nói: “Vấn đề là Mỹ đã chơi trò nước đôi. Đã 3 năm kể từ khi liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu tiến vào Syria và tham gia cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Tại đây, Mỹ không đóng vai trò đặc biệt nào trong quá trình diệt IS”.

Thế giới - 2 năm Nga tại Syria: Moscow “cầm cương”, phương Tây chỉ quan tâm tới dầu mỏ? (Hình 2).

Lính Mỹ tại Syria. 

 

Ông giải thích mục tiêu của “trò nước đôi” là duy trì hiện diện của Mỹ ở khu vực và muốn gây tác động tới một số kết quả của cuộc xung đột kéo dài này.

Theo Anderson, Washington “rất ghen tị” với thành công quân sự và ngoại giao của Moscow ở Syria, đặc biệt ông lưu ý tới thực tế, Nga đã khiến Mỹ “trật đường” cho kế hoạch tại Trung Đông.

“Về cơ bản, kế hoạch của Mỹ là thống trị khu vực và điều khiển các đối thủ gồm Nga và Trung Quốc”, Anderson nhấn mạnh.

Còn theo Thống đốc tỉnh Deir ez-Zor Mohammed al-Samra của Syria trong một tuyên bố mới đây, liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu có mục tiêu chính là kiểm soát nguồn tài nguyên dầu khí của Syria.

Trang tin Nga RT nhận định, thực tế Mỹ ngày càng tiến hành nhiều đợt giao tranh vũ trang với lực lượng Nga và Syria, hơn là chiến đấu chống IS.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh phóng 59 quả tên lửa nhằm vào căn cứ không quân của lực lượng Chính phủ Syria hồi tháng Tư.

Sau đó, Lầu Năm Góc tiếp tục cử nhiều lính thủy đánh bộ cùng nhiều khí tài hạng nặng sang Syria.

Các cáo buộc của Nga nhiều lần khẳng định, quân đội Mỹ không những hỗ trợ cho các phiến quân đối lập mà thậm chí còn tấn công trả đũa Syria vì cho rằng họ xâm phạm các cứ điểm của Washington.

Các quan sát viên nhận định, những bước ngoặt lớn giúp kết thúc cuộc chiến ở Syria đang dần nhen nhóm.

Nga, Iran, Syria cùng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm thiết lập những khu vực chống xung đột nhằm triệt tiêu hoàn toàn bạo lực và giành lại hòa bình cho Syria.

Sự hiện diện của Nga đã giúp chính quyền Assad đứng vững, khiến kịch bản tại Libya và Iraq không thể lặp lại ở Syria và tránh cho Trung Đông rơi vào cảnh hỗn chiến liên miên.

Xem thêm: [Video] Không quân Nga diệt gọn hơn 2.300 lính IS, Al-Nusra trong 11 ngày

D.T

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.