Những "đòn quyết định"
“Nếu ai còn nhớ, hai năm trước, tất cả mọi người đều nghĩ rằng Syria sắp rơi vào tình trạng vô Chính phủ bởi đất nước này bị tấn công từ phía Tây bởi al-Qaeda và ở phía Đông bởi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)”, ông Moreau nói.
Theo chuyên gia, điều đó có thể đã đúng nếu Nga không quyết định trợ giúp Syria theo yêu cầu của ông Assad và đưa quân tới quốc gia Trung Đông này vào tháng 9/2015.
“Chỉ trong vòng 2 năm, Moscow đã thay đổi hoàn toàn thế trận quân sự. Nga đã khởi động tiến trình hòa bình và dường như nó ngày càng thể hiện tính hiệu quả”, ông Moreau nói với tờ Sputnik.
Ông cũng nêu ra những thắng lợi lớn nhất của Nga tại chiến trường khốc liệt này.
Chiến thắng đầu tiên là khi lực lượng Không gian Vũ trụ Nga cắt đường ống dẫn dầu của lực lượng khủng bố cùng viện trợ tài chính của chúng thông qua biên giới Syria.
Chiến thắng thứ hai là ở Aleppo và thắng lợi cuối cùng là ở Deir ez-Zor, theo nhận định của chuyên gia.
Ông Moreau cho hay, việc chọc thủng vòng vây của IS ở Deir ez-Zor được coi là “đòn cuối” cho hồi kết của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria.
Ngoài ra, Moreau cũng lưu ý, các vòng hòa đàm Astana là một trong những thành tích ngoại giao quan trọng của Nga. “Tất nhiên, chiến thắng trong chiến tranh là rất quan trọng, nhưng việc ổn định và tái thiết đất nước thời hậu chiến tranh ở Syria cũng cấp thiết không kém”, chuyên gia nhấn mạnh.
Khi so sánh những thành tựu đạt được của Nga và Mỹ tại quốc gia Trung Đông, ông Xavier Moreau gọi Moscow là “chuyên gia hoạch định”.
Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria đã được lên kế hoạch và tổ chức kỹ lưỡng từ trước khi bắt đầu, khoảng 6-8 tháng, trước khi thực sự khởi động chiến dịch, trong đó có thể bao gồm cả tiến trình chính trị.
Chiến dịch của Washington luôn rơi vào tình trạng “hỗn loạn”?
Ngược lại, Mỹ tham gia vào những hoạt động quân sự trên khắp thế giới mà không có bất kỳ dự định nào, không biết rằng họ sẽ làm gì tiếp theo và cũng không quan tâm về những lực lượng chính đang chiến đấu trên thực địa, ông Moreau nhấn mạnh.
Đó chính là lý do khiến các chiến dịch của Washington luôn rơi vào tình trạng “hỗn loạn”, trong khi các kết quả mà Nga đạt được luôn nằm trong tính toán của Kremlin.
Những quốc gia khác có liên quan tới cuộc chiến như Pháp, Anh, không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc công nhận thành công của Nga.
Các lực lượng mà những quốc gia này chống lưng ở Syria đã hoàn toàn tự đánh mất uy tín và không có vai trò nào đặc biệt về cả quân sự lẫn chính trị.
Đó chính là lý do vì sao điều đầu tiên Mỹ phải làm đó chính là từ bỏ hỗ trợ các phiến quân mà Washington gọi là “đối lập ôn hòa”, ông Moreau nói.
Ông không chỉ đơn giản là nhắc tới al-Qaeda, lực lượng mà ông tin từng được đặc nhiệm phương Tây tập hợp ở phía Tây Aleppo, mà còn với cả các hoạt động của IS ở phía Đông, tại tỉnh Deir ez-Zor.
Thêm vào đó, Moreau nhận định, Nhà Trắng cần dừng việc hướng tới xây dựng một Nhà nước người Kurd, bởi nó sẽ mở ra một thời kỳ mới của cuộc khủng hoảng, không chỉ ở Syria mà còn là Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Xavier Moreau nhận định, nếu Lầu Năm Góc ngừng can thiệp vào cuộc chiến tại Syria, cơn khủng hoảng này sẽ được giải quyết chỉ trong vòng khoảng 6 tháng.
Theo ông này, khu vực nguy hiểm cuối cùng do các phần tử cực đoan (không phải IS) kiểm soát là Idlib, theo ông.
Nếu phương Tây ngừng viện trợ cho các lực lượng khủng bố này thì chỉ mất tối đa 1 năm để ổn định tất cả mọi thứ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.
Trong vòng 2 năm qua, quân đội Syria, với sự hỗ trợ của Không quân Nga, đã giải phóng được phần lớn lãnh thổ của quốc gia khỏi lực lượng khủng bố.
Theo ước tính mới nhất của bộ Quốc phòng Nga, Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga đã phá hủy hầu như toàn bộ 100.000 mục tiêu khủng bố kể từ khi bắt đầu chiến dịch.
Từ tháng trước, liên quân Nga-Syria đã chọc thủng vòng vây của IS tại thành phố Deir ez-Zor. Hơn nữa, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang cố gắng xây dựng 4 vùng chống xung đột tại Syria thông qua các vòng hòa đàm tại Astana, Kazakhstan.
Xem thêm: Cô gái gốc Việt thiệt mạng trong vụ xả súng Las Vegas qua lời kể của người thân
D.T