Bao giờ con mới về thăm?
Ông bà Dương Thị Mé (Lý Nhân, Hà Nam) sinh được 3 người con, 2 trai, 1 gái. Vợ chồng bà đều là nông dân, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, kiếm tiền nuôi các con ăn học. Nhiều người bảo: “Cho 2 thằng con trai đi học là được rồi. Con gái là con người ta, bé thì ăn hại lớn thì bay đi, nuôi ăn nuôi học ích gì!”.
Nhưng thiết nghĩ cho con cái ăn học cũng là để ấm vào thân các con chứ nào phải để sau này bắt nó phải trả ơn. Vì thế, ông bà vẫn cố công nuôi 3 con ăn học thành tài.
Các con bà lớn lên đều thành đạt, ở lại thành phố làm việc rồi lập gia đình, định cư luôn tại đó. Có người là quan chức, có người là đại gia...
Bây giờ ông bà không phải làm gì nữa, tháng nào các con cũng gửi tiền về cho. Họ mới xây cho ông bà cái nhà ba tầng theo kiến trúc của Pháp đẹp nhất làng. Mới đầu ông bà hãnh diện lắm nhưng được mươi hôm nghĩ lại thấy buồn.
Ông Mé càng ngày càng điếc và lẩm cẩm. Mấy lần ông đi lạc trong làng đến tối cũng không biết đường về, bà phải nhờ người đi tìm. Ảnh minh họa.
Bà tâm sự: “Nhà to mà chẳng có người ở, lúc nào cũng lạnh lẽo, hiu quạnh như nhà ma. Chỉ khổ cái thân già, ngày nào cũng phải hì hục lau từ tầng 3 xuống tầng 1 mệt hết cả hơi. Nguyên cái việc hai ông bà, người ở phòng nọ tìm người ở phòng kia cũng mất cả buổi vì cả hai đều nghễnh ngãng, nhớ nhớ quên quên không biết đường nào mà lần".
Mấy người con của bà, người nào cũng có ô tô, đi chưa đầy hai tiếng là về đến nhà. Nhưng chỉ ngày Tết ngày lễ, họa hoằn lắm họ mới về quê thăm bố mẹ, còn thì cứ đi biền biệt tháng ngày.
Ông Mé càng ngày càng điếc và lẩm cẩm. Mấy lần ông đi lạc trong làng đến tối cũng không biết đường về, bà phải nhờ người đi tìm.
Nghĩ đến con cháu, bà Mé giơ tay áo chấm chấ