Báo Nga: Áp giá trần dầu mỏ không ảnh hưởng Moscow, càng khiến phương Tây suy thoái

Thứ 3, 06/12/2022 | 10:38
0
Sau khi Mỹ và phương Tây áp đặt quy định áp giá trần dầu thô Nga ở mức 60 USD, giá dầu thế giới đã tăng 3%. Các chuyên gia năng lượng nói rằng, đây chỉ là sự bắt đầu, theo Sputnik.

Nhân viên làm việc tại mỏ dầu Yarakta ở Nga.

Việc phương Tây áp giá trần đối với dầu thô Nga xuất khẩu là không khả thi cũng như không thể kiểm soát được. Chiến lược này chắc chắn sẽ thất bại", Tiến sĩ Mamdouh G. Salameh, nhà kinh tế dầu quốc tế và là chuyên gia năng lượng toàn cầu, nói trên báo Nga Sputnik.

Ông Salameh dự đoán giá dầu có thể tăng lên 100 - 110 USD/thùng trong thời gian tới. Ngân hàng Mỹ (BoFA) cũng đự đoán giá dầu tăng lên mức 110 USD/thùng vào năm 2023 do Nga không chấp nhận bán dầu theo giá trần và thậm chí có thể giảm sản lượng khai thác.

Chuyên gia Salameh nói Tổ chức các nước xuất khẩu dầu và đối tác (OPEC+) đang theo dõi sát sao các diễn biến thị trường. "OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng để đảm bảo sự ổn định của giá cả và nguồn cung", chuyên gia năng lượng này nói.

Hôm 4/12, nhóm 23 nước xuất khẩu dầu đã nhóm họp và nhất trí tiếp tục duy trì chính sách như hiện tại để cắt giảm 2 triệu thùng/ngày theo tầm nhìn đến hết năm 2023.

"Giá dầu rõ ràng sẽ tăng và đây là xu hướng được dự báo trong năm 2023", Tom Luongo, một nhà phân tích tài chính và chính trị nói, theo Sputnik.

"Nếu mục đích của việc áp giá trần dầu thô Nga làm nhằm làm giảm nguồn thu của Nga thì điều này sẽ thất bại hoàn toàn", ông Salameh nói thêm. "Nga không thiếu khách hàng mua dầu, cũng như có đủ đội tàu chở dầu để vận chuyển cho các khách hàng mà không phụ thuộc vào phương Tây. Giá dầu duy trì ở mức cao cũng giúp Nga bù đắp các tổn thất nếu có".

Theo ông Salameh, châu Âu sẽ chịu tổn hại lớn nhất từ quyết định áp giá trần dầu Nga. "Điều này sẽ có tác động rõ rệt đến đời sống xã hội ở châu Âu và nền kinh tế của châu lục đứng trước bờ vực suy thoái lớn", ông Salameh nói.

"Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục đối mặt với giá năng lượng ở mức cao, thất thoát dòng vốn do thiếu đầu tư và đồng tiền giảm giá trị khi khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu suy giảm", ông Luongo nói.

Suranjali Tandon, trợ lý giáo sư tại Viện Chính sách và Tài chính Công Quốc gia có trụ sở tại Delhi, cho rằng quyết định của Mỹ và châu Âu có thể gây ra bất lợi hơn nữa đối với nền kinh tế toàn cầu.

Đăng Nguyễn - Sputnik

Cùng chuyên mục

Tiết lộ về người sống sau cùng trong vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran

Thứ 3, 21/05/2024 | 03:54
Trong đoàn của Tổng thống Iran, có một người còn sống thêm một tiếng sau vụ tai nạn trực thăng và ông đã liên hệ được với giới chức Iran.

"Tiểu thư RMIT Đà Nẵng" mặc monokini đỏ rực, hot nhất bãi biển

Thứ 3, 21/05/2024 | 03:28
"Tiểu thư RMIT Đà Nẵng" chuộng áo tắm kiểu dáng cổ điển.

Lý Nhã Kỳ "hack" tuổi nhờ thay đổi điều này trên cơ thể

Thứ 3, 21/05/2024 | 03:25
Lý Nhã Kỳ cắt tóc ngắn, được người hâm mộ khen ngợi nhan sắc như búp bê.

Clip: Làm điều liều lĩnh, tài xế xe máy điện gây tai nạn cho 2 cô gái

Thứ 3, 21/05/2024 | 00:30
Tài xế xe máy điện liều lĩnh vượt đèn đỏ, lao vào giao lộ và lập tức bị xe máy chở 2 cô gái lao tới tông ngang.

Lá thư viết tay của một CEO khi viết cho chính mình cách đây 23 năm

Thứ 2, 20/05/2024 | 23:58
Một nghiên cứu sinh tìm thấy một dòng chữ truyền động lực có từ 23 năm trước trong ký túc xá nữ, gây xôn xao cư dân mạng Trung Quốc.