Cơ quan ngoại giao của Bình Nhưỡng ở Bắc Kinh đang xây dựng một tòa nhà mới cho các mục đích chưa được biết đến.
Một số quan điểm cho rằng, tòa nhà có thể vì mục đích thương mại. Nếu thế nó có thể vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc mà Trung Quốc đang tham gia.
Brian Bridges, Giáo sư nghiên cứu về chính trị châu Á tại Malaysia nói với Bloomberg: "Thật dễ dàng để nói về các biện pháp trừng phạt, nhưng thực tế là khi biến nó thành hành động, mỗi quốc gia đều có những ưu tiên riêng. Nếu Triều Tiên cách xa cả ngàn dặm và không phải là một mối đe dọa trực tiếp, họ sẽ ít quan tâm đến những gì Bình Nhưỡng làm".
Điều này đã trở thành bất đồng nhỏ giữa các quốc gia như Ba Lan và Mỹ, nước đang dẫn đầu các hoạt động chống Bình Nhưỡng.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 4/7 đã tuyên bố: "Bất kỳ nước nào phục vụ cho các công dân Triều Tiên, cung cấp bất cứ lợi ích kinh tế, quân sự nào hoặc không thực hiện đầy đủ các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là đang giúp đỡ và thúc đẩy cho một đất nước nguy hiểm”.
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã thường xuyên kêu gọi Trung Quốc tăng áp lực ngoại giao và kinh tế lên Triều Tiên để chấm dứt các cuộc thử tên lửa. Sự thành công của các biện pháp này vẫn bị hạn chế, và cam kết của Trung Quốc đặt ra câu hỏi hoài nghi.
Triều Tiên thông báo vào hôm thứ Tư, họ có kế hoạch mở một đại lý du lịch tại thành phố Hồn Xuân, với các quản lý Trung Quốc và hướng dẫn viên du lịch Triều Tiên.
Đọc thêm>>> Đế chế Al Jazeera con át chủ bài hay nguồn cơn khủng hoảng Qatar?
Quốc Vinh