Đọc bài viết của chị N.P "Lấy chồng Việt sướng gấp nghìn lần chồng Tây" đăng trên báo Nguoiduatin.vn, tôi cảm thấy rất bức xúc vì những quan điểm mà chị P đưa ra.
Thưa với chị rằng số chị quá đen khi gặp phải toàn anh Tây như vậy, chứ thực ra, trai Tây tuyệt vời hơn hẳn trai Việt. Chẳng phải lấy ví dụ đâu xa, tôi xin kể ra đây câu chuyện về cuộc đời mình để chị P và bạn đọc cùng suy ngẫm. Và để chị P thấy rằng, không phải ai lấy Tây cũng gặp bất hạnh và không phải ai lấy chồng Việt đều sống hạnh phúc...
Tôi là một cô gái không xinh đẹp nổi bật nhưng được bạn bè nhận xét là rất có duyên, có sức cuốn hút đối với phái mạnh. Có lẽ chính vì vậy mà ngay từ hồi còn học cấp 3 quanh tôi đã có rất nhiều “vệ tinh”, trong đó có cả những chàng trai bằng tuổi, hơn tuổi và… cả những em trai khóa dưới.
Mặc dù được nhiều người “thầm thương trộm nhớ”, nhưng mãi đến năm thứ 3 đại học tôi mới chính thức có buổi hẹn hò đầu tiên. Bạn trai đầu tiên của tôi hơn tôi 5 tuổi và làm cho 1 công ty nước ngoài có đặt trụ sở tại Việt Nam.
Khi yêu ai đó thực lòng có lẽ các bạn cũng như tôi đều muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho người mình yêu, có người con gái nào khi yêu thương ai mà không nghĩ đến một mái ấm gia đình, một cái kết có hậu, nhất là một cô gái nhiều mơ mộng như tôi. Trái tim tôi và cả thể xác của tôi đều đã thuộc về tình yêu đầu nhiều mơ mộng này.
Và đúng như ông bà ta từng nói “tình đầu đẹp nhưng dễ vỡ”, tôi và anh chia tay chỉ vì những hiểu lầm không đáng có. Dù vẫn còn yêu nhau nhưng cả hai đều nhận thấy nếu cứ tiếp tục duy trì mối quan hệ thì thứ còn lại duy nhất trong kí ức của mỗi người sau này về đối phương có lẽ chỉ là những trách móc, oán hận.
Chồng Tây không quan trọng chuyện tôi đã mất trinh. (Ảnh minh họa)
Chia tay mối tình đầu, tôi còn yêu thêm 2 người đàn ông nữa, nhưng cuối cùng khi họ biết tôi là gái không còn trinh thì tất cả bọn họ đều nhìn tôi với anh mắt khinh miệt và… ra đi không một lời từ biệt.
Nhất là anh chàng người yêu thứ 3 của tôi, sau khi “âu yếm” tôi xong, anh ta đẩy tôi xuống dưới giường và nhìn chằm chằm vào chiếc ga trải giường, không thấy “dấu tích lần đầu” của tôi để lại, anh ta đã cười khẩy :“Tưởng cô là người thế nào, hóa ra cũng chỉ là hạng đàn bà mất nết…”. Không những thế, trước khi đi, anh ta còn ném lên người tôi tớ 500 nghìn và bảo: “Tôi trả cho cô thế này là “hậu” hơn với cave đứng đường rồi nhé…”.
Từ đó, tôi hận đàn ông Việt và lập lời thề dù có chết trong cô đơn cũng không bao giờ yêu và lấy chồng Việt.
Những tưởng cuộc sống của tôi cứ thế trôi đi, và tôi đã lên kế hoạch sẽ xin một đứa trẻ về nuôi chứ không lấy chồng. Nhưng cuộc đời luôn có những điều bất ngờ. Và điều bất ngờ của tôi xuất hiện khi tôi… 30 tuổi.
Đó là dịp tôi theo một đoàn từ thiện lên Mù Cang Chải, một tỉnh vùng sâu vùng xa của tỉnh Yêu Bái để ủng hộ cho các cháu bé một ít quần áo, sách bút. Ở đây, tôi đã quen một người đàn ông Đức, anh cũng đi cùng đoàn của tôi đến để trao quà từ thiện cho những trẻ em nghèo.
Ấn tượng đầu tiên của tôi với anh chàng Tây này là anh rất ga-lăng, trong khi những chàng trai Việt trong đoàn “giương mắt ếch” lên ngồi nghỉ ngơi, để mặc mấy cô gái chúng tôi tay xách nách mang lỉnh kỉnh đồ đạc đến cho các em bé thì anh lăng xăng chạy đến giúp hết người này đến người kia cầm đồ.
Khi ăn anh cũng nhường hết đồ ngon cho các bạn nữ, còn mình chỉ ăn những thứ mà chúng tôi “chê ủng chê eo”. Ai nói gì, trêu gì anh cũng chỉ cười và đáp lại bằng thứ tiếng Việt bập bẹ của mình.
Thấy tôi ít nói, ít cười hơn những người khác, anh đã chủ động đến bắt chuyện, hỏi han. Anh kể cho tôi nghe về đất nước nơi anh sinh ra, về những kỉ niệm vui mà anh có. Điều làm tôi thực sự ấn tượng với anh là từ một sự cố bất ngờ đến với tôi.
Có lẽ do tâm lí và ăn uống thất thường nên kì kinh nguyệt của tôi đến sớm hơn những nửa tháng. “Bà dì” hỏi thăm đúng lúc tôi đang cùng đoàn đến nhà một cô bé mồ côi nghèo để trao quà cho bé, tôi không hề phát hiện ra điều bất thường xảy đến với mình cho đến khi anh chạy lên, đi cạnh tôi rồi bất ngờ dùng chiếc áo sơ mi anh đang mặc buộc ngang qua người tôi, còn đang ngạc nhiên trước hành động của anh thì mấy cô bạn đi sau nói nhỏ: “Đến tháng mà không biết à, nhuộm đỏ hết cả quần rồi”.
Và khi mấy anh bạn người Việt trong đoàn huýt sáo trêu chọc “đỏ một góc trời, em ơi! Đỏ một góc rồi”, thì anh lặng lẽ biến mất.
Đang loay hoay không biết phải xử lí thế nào vì muốn mua “đồ phòng hộ” tôi phải đi bộ khoảng hơn 6km mới có cửa hàng bách hóa để mua, thì anh hớt hải chạy về, rúi vào tay tôi một túi nhỏ màu đen.
Thiện cảm của tôi với chàng Tây vì thế mà lớn dần, chúng tôi thân thiết hơn kể từ sau “sự cố” ấy.
Kết thục chuyến đi từ thiện, tôi và anh vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Và 2 tháng sau anh ngỏ lời yêu tôi, nhưng tôi từ chối. Tôi nói với anh rằng “em là gái không còn trinh, không xứng để yêu anh”. Anh cười hiền và bảo: “Đất nước em có những quan niệm cổ hủ quá. Anh không quan trọng việc em đã trao lần đầu của em cho ai, cái anh cần là trái tim của em”.
Trước sự theo đuổi kiên trì và trái tim ấm áp của anh, 2 năm sau chuyến đi từ thiện ấy, tôi chính thức nhận lời yêu anh.
Và giờ, khi tôi đang ngồi viết dòng tâm sự này gửi tới độc giả thì anh đang trong phòng đọc truyện cho đứa con gái nhỏ 3 tuổi của chúng tôi. Lấy anh đã 4 năm nhưng chưa bao giờ tôi và anh cãi nhau, anh luôn rất tâm lí và quan tâm đến vợ.
Gặp lại cô bạn thân, thấy tôi ngày càng trẻ trung xinh đẹp, cô bạn tôi nói: “Cậu thật may mắn, giá tớ cũng yêu và lấy được một anh Tây như cậu. Vợ chồng tớ bây giờ không khác gì kẻ thù, anh ta suốt ngày nói bóng nói gió, cạnh khóe việc tớ không còn là gái trinh khi đến với anh ta. Nhiều khi hai vợ chồng đang âu yếm mà anh ta cũng hỏi “Anh làm tình có giỏi bằng mấy thằng người yêu trước của em không?”, cuộc sống của tớ như địa ngục. Có lẽ cũng đến lúc phải “giải tán” thôi”.
Nhìn cách nhiều đàn ông Việt đối xử với vợ mất trinh trước khi cưới, tôi thực sự thấy mình may mắn. May mà tôi không lấy chồng Việt!
Thu Giang