>>>Bị phạt vì chê Chủ tịch tỉnh- ĐBQH nói An Giang đi ngược lòng dân?
Cô giáo có thể kiện ra tòa nếu thấy không thỏa đáng
Đưa quan điểm về sự việc hi hữu ở An Giang , đại biểu (ĐB) Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch, Ủy viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phó Chủ nhiệm đoàn luật sư TP.HCM; Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói: “Một khi nói đến việc xử phạt, tức là xử lý bằng pháp luật, phải xem xét cụ thể vấn đề.
Đôi khi, có những hành vi chỉ đáng phê bình mà nay lại phạt tiền, thậm chí xử phạt nặng hơn thì cái đó là do cách xử sự của những lãnh đạo, cấp lãnh đạo cụ thể.
Thực ra, cũng khó để đánh giá có đáng bị xử phạt như vậy hay không. Bởi vì, cái quan trọng nhất là phải xem xét hành vi đó có đúng pháp luật hay không. Còn nếu như đúng pháp luật rồi, đáng lẽ xử nhẹ, nay cố tình xử nặng lại là câu chuyện khác.
Nếu hành vi đó mà không có cơ sở pháp lý thì lúc đó, những người trong cuộc có quyền đấu tranh.
Nếu xét thấy không vi phạm về hành chính hay bất cứ một luật nào thì những người như cô giáo bị xử phạt hoàn toàn có thể khởi kiện để yêu cầu hủy kết luận xử phạt”.
Vị thế khác nhau nhưng bình đẳng trước pháp luật
“Có thể vị thế mỗi người khác nhau, nhưng nếu nói về mặt luật pháp thì người dân và lãnh đạo đều được bảo vệ như nhau. Kể cả cô giáo, nếu bị một chức vụ nào đó nói xấu xúc phạm không đúng sự thật thì cũng có quyền được pháp luật bảo vệ”, ĐB Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
ĐBQH-LS Trương Trọng Nghĩa nói: "Người bị xử phạt có thể khiếu nại và kiện ra tòa nếu thấy không thỏa đáng".
“Ở đây có 3 luật có thể áp dụng khi bị ai đó nói xấu, xúc phạm. Đó là Bộ Luật dân sự cho phép người bị xúc phạm có quyền khởi kiện, Luật Hình s