Đây là căn bệnh rất thường gặp trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Bởi chữa bệnh bằng cái tâm và y đức của người thầy thuốc, nên bệnh nhân đến với thầy ngày một đông. Thầy chia sẻ: “Những bệnh nhân đến chữa bệnh với tôi thường ở rất nhiều độ tuổi và ở nhiều vùng miền khác nhau. Và tôi thấy vui mỗi khi giúp họ vượt qua được sự đau đớn về thể xác, bệnh tật”.
Lương y Huỳnh Văn Hoàng.
Lương y xuất thân từ anh chàng chài lưới nghèo khổ
Những ngày này, căn nhà của vị lương y luôn đầy ắp bệnh nhân đến chữa bệnh. Những người đến đây thường là qua lời kể của bạn bè, người thân – những người đã được thầy chữa cho khỏi bệnh. “Tiếng lành đồn xa”, bắt đầu nghiệp cứu người với thưa thớt vài ba bệnh nhân mỗi ngày, đến nay, thầy phải ghi lịch hẹn để các bệnh nhân có thể được chữa bệnh mà không phải đợi lâu. Bởi, có những bệnh nhân ở quanh khu vực Sài Gòn nhưng lại có rất nhiều bệnh nhân từ những vùng xa xôi như miền Tây, miền Trung cũng khăn gói vào đây để được thầy chữa bệnh.
Vị lương y chúng tôi đề cập đến trong bài viết này là Lương y Huỳnh Văn Hoàng (53 tuổi, ngụ số nhà 26/21/6/27A, đường Bình Qưới, phường 27, quận Bình Thạnh, TP.HCM). Người dân ở đây vẫn quen gọi thầy bằng một biệt danh thân thương khác, thầy “Tám Phước”. “Thầy Tám thường hay làm ơn làm phước, chữa bệnh cứu người giúp đời”, trong lúc trò chuyện, một người hàng xóm chia sẻ về biệt danh của vị lương y này.
Thầy Tám Phước sinh ra và lớn lên trong một gia đình rất đông anh em. Tuy ở Sài Gòn nhưng cuộc sống gia đình của thầy không lấy gì làm khá giả. Cuộc sống tuổi thơ của thầy gắn liền với những công việc mưu sinh bằng đủ các nghề. Nhà đông anh em lại khó khăn nên thầy phải tự lập từ rất sớm. Tuy nhiên, dù làm bất cứ công việc gì, người đàn ông lam lũ này vẫn chịu khó và không một tiếng kêu ca, than trách gì.