Cách thức Mỹ cân bằng chính sách “Một Trung Quốc” trong lịch sử

Cách thức Mỹ cân bằng chính sách “Một Trung Quốc” trong lịch sử

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 17/02/2017 19:52

Mỹ đã rất tế nhị khi luôn cân bằng chính sách "Một Trung Quốc" trong những thập niên qua cho đến khi Tổng thống Donald Trump đe dọa quy tắc này.

Chính sách “Một Trung Quốc” là nguyên tắc chỉ có một nhà nước Trung Quốc duy nhất, trong đó Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Macau và Đài Loan tất cả đều thuộc về Trung Quốc. Việc chấp nhận hay từ chối nguyên tắc này là một nhân tố quan trọng trong quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Tiêu điểm - Cách thức Mỹ cân bằng chính sách “Một Trung Quốc” trong lịch sử

Mỹ đã rất tế nhị khi luôn cân bằng chính sách "Một Trung Quốc" trong những thập niên qua.

Chính sách “Một Trung Quốc” được thực hiện khá cứng rắn, trong đó Trung Quốc đồng nghĩa với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa yêu cầu tất cả các quốc gia muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với mình phải công nhận chính sách này và không được duy trì quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với Đài Loan (tự nhận là Trung Hoa dân quốc).

Việc công nhận chỉ có “Một Trung Quốc” cũng là một điều kiện tiên quyết mà Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đặt ra trong khi đàm phán với chính quyền Đài Loan. 

Về cơ bản chính sách “Một Trung Quốc”: là sự công nhận trên phương diện ngoại giao quan điểm của Trung Quốc rằng chỉ có duy nhất một quốc gia Trung Quốc, còn Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Theo chính sách này, ngay cả Mỹ cũng không ngoại lệ khi có quan hệ chính thức với Trung Quốc thay vì có quan hệ với Đài Loan, nơi mà Trung Quốc luôn coi là một tỉnh ly khai và rồi sẽ có một ngày trở về với Trung Hoa đại lục.

Chính sách thừa nhận quan điểm “Một Trung Quốc” không những là nền tảng then chốt trong quan hệ Trung - Mỹ mà còn là nền tảng cho việc hoạch định đường lối chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Trung Quốc. Mặc dù vậy, Washington vẫn duy trì một mối quan hệ không chính thức nhưng gắn bó với Đài Loan, gồm cả việc tiếp tục bán vũ khí cho Đài Bắc.

Chính sách này có từ năm 1949, vào lúc cuộc nội chiến ở Trung Quốc kết thúc. Quốc dân đảng thất bại, chạy về Đài Loan và lập chính phủ riêng, trong khi nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại đại lục cũng được thành lập mà sau này được quốc tế công nhận rộng rãi.

Kể từ đó đến nay, Trung Quốc vẫn nhất quán theo đuổi vấn đề chủ quyền đối với Đài Loan và tuyên bố sẵn sàng dùng vũ lực nếu Đài Loan tuyên bố độc lập một cách chính thức. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Trung Quốc cũng duy trì chính sách ngoại giao mềm dẻo hơn với hòn đảo này.

Lúc đầu, chính phủ nhiều nước bao gồm cả Mỹ đều công nhận sự  tồn tại của Đài Loan. Nhưng về sau, làn gió ngoại giao đã đổi hướng khi Trung Quốc và Mỹ cùng có nhu cầu phát triển quan hệ với nhau trong những năm đầu thập niên 1970. Đi theo xu hướng trên, nhiều nước cũng bắt đầu cắt đứt quan hệ với Đài Bắc để lập quan hệ với Bắc Kinh.

Sau nhiều năm có quan hệ nồng ấm hơn, Mỹ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh vào năm 1979 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter. Điều này đồng nghĩa với việc Washington phải cắt đứt quan hệ với Đài Loan và đóng cửa đại sứ quán tại Đài Bắc.

Cùng năm, Quốc hội Mỹ cũng thông qua Luật Quan hệ với Đài Loan (Taiwan Relations Act), theo đó vẫn đảm bảo giành sự ủng hộ nhất định cho hòn đảo này. Về cơ bản, điều luật quy định Mỹ phải giúp Đài Loan tự vệ - điều lý giải cho lý do Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan cho đến tận ngày nay.

Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện không chính thức ở Đài Bắc thông qua Viện Mỹ ở Đài Loan, một cơ sở tư nhân qua đó Mỹ thực hiện các hoạt động ngoại giao.

Sau nhiều năm, Mỹ vẫn là đồng minh an ninh quan trọng nhất của Đài Loan. Tuy nhiên đa số các nước trên thế giới, thậm chí cả Liên Hợp Quốc, không công nhận Đài Loan là một nước độc lập.

Về phía Mỹ, nước này hưởng lợi từ mối quan hệ chính thức với Trung Quốc - đối tác cho vay và thương mại lớn nhất của mình trong khi vẫn lặng lẽ tiếp tục ủng hộ Đài Loan.

Chính sách “Một Trung Quốc” là một động thái cân bằng rất tế nhị mà Mỹ đã luôn duy trì những thập niên qua, cho đến khi Tổng thống Donald Trump khiến phía Bắc Kinh “sửng sốt” với cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hồi tháng 12/2016.

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.