Rượu bia là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet.
Rượu trong hóa học là một hợp chất hữu cơ, không màu, dễ cháy. Rượu có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào quy trình sản xuất và các nguyên phụ liệu. Và dù là bia, rượu nếp, rượu sim, rượu thuốc, rượu cần, rượu đế, rượu vang, rượu Kim Sơn hay rượu Sake thì cũng rất có hại cho cơ thể.
Chẳng những gây thiếu hụt dưỡng chất, rối loạn tiêu hóa, ung thư gan… , rượu bia còn là nguyên nhân chính dẫn tới… sứt mẻ tình cảm giữa bạn bè, người thân.
Nguy hiểm là vậy nhưng khi đã sát cánh cùng anh em cảm nhận làn gió mát hiu hiu dưới mái hiên quán bia “ruột”, người ta chẳng còn bận tâm đến tính độc hại của đồ uống chứa cồn nữa. Lúc hơi men lan tỏa, giữa “chú” với “anh” là biết bao âm thanh rộn ràng, là cái bắt tay ấm áp, là vô số quan điểm nhân sinh về chính trị, tình yêu, tôn giáo và cả diễn biến phức tạp của thị trường vàng.
Cũng có đôi khi, tất cả những điều đẹp đẽ ấy đột ngột bị cắt ngang bởi một tiếng “Choang!” sắc lạnh phát ra do sự va chạm mạnh giữa ly/chai bia và… đầu người.
“Đánh nhau mẻ đầu mới thành bằng hữu” - lời thoại khá phổ biến trong các bộ phim kiếm hiệp được “vận dụng” triệt để sau những màn ẩu đả khốc liệt trên bàn nhậu. Thậm chí, lý do “bạn bè thân thiết” còn trở thành tấm khiên che chắn cho các hành vi mang “máu côn đồ”.
Còn nhớ năm 2014 tại Bình Phước, vụ xô xát xảy giữa ông Phạm Thành Chung (Phó Giám đốc Sở Nội vụ) và ông Bùi Quốc Khánh (Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ) đã gây xôn xao dư luận trong thời gian dài.
Ông Phạm Thành Chung (trái) và ông Bùi Quốc Khánh. Ảnh: PLO.
Theo đó, trong lúc lời qua tiếng lại ở quán karaoke, ông Khánh đã lấy ly bia hất thẳng vào mặt