Dưới đây là những hình ảnh về một số lâu đài được PV báo Người Đưa Tin ghi lại:
Từ nhiều năm nay, người dân xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, đoạn qua Quốc lộ 1A đã quen thuộc với sự xuất hiện của cặp lâu đài “song sinh” cùng nằm trong một khuôn viên trên địa bàn xã họ - lâu đài Thành Th.. Chủ nhân tòa lâu đài này xây dựng cho 2 con trai với mong muốn, giống như 2 tòa lâu đài, 2 con trai của ông luôn nương tựa vào nhau.
Quan sát từ bên ngoài, mặt tiền của lâu đài rộng tới 60m, được bao quanh bằng hệ thống tường rào kiên cố.
Dù còn bị giới kiến trúc sư tranh cãi về thẩm mỹ, song với dân quanh vùng, cặp lâu đài này nguy nga như... cung điện.
Tòa lâu đài khiến người đi qua phải ngoái lại nhìn.
Cửa chính được làm bằng gỗ quý, chạm khắc công phu; hai bên có cột trụ sơn trắng.
Cách đó chỉ khoảng 1km, thuộc địa phận xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam cũng nổi lên tòa lâu đài Cường T. lấy màu trắng làm tông chủ đạo.
Lâu đài được xây khoảng 3 năm trước đó, ước tính chi phí là 200 tỷ đồng chưa kể nội thất.
Đứng từ dưới sân nhìn lên, tòa lâu đài càng thêm nguy nga, tráng lệ.
Bên trong khuôn viên tòa lâu đài Cường T. có cả hệ thống đài phun nước.
Theo bảo vệ của tòa lâu đài này, bộ bàn ghế được đặt ở sân làm bằng đồng.
Những bức tranh nổi hai bên tường lâu đài được mang ra từ tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Khung cảnh tráng lệ bên trong lâu đài Cường T. khiến người xem thấy choáng ngợp.
Cũng theo người bảo vệ, bộ bàn ghế đặt ở tầng 1 bằng gỗ mun, được làm trong Thừa Thiên - Huế và mang ra đây với những nét chạm khắc tinh tế.
Cận cảnh chiếc ghế với đường nét chạm khắc tinh tế.
Hệ thống cổng kiên cố của lâu đài Cường T. là một trong những điểm nhấn.

Chỉ cần đứng trên cây nằm ở địa phận giáp ranh giữa 2 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình, ai cũng có thể nhìn thấy cả hai tòa lâu đài Thành Th. và Cường T.
Nguyễn Huệ