Trong ký ức của ông Nguyễn Tiến Tùng, 83 tuổi, một người dân ở xã Phương Khoan: “Trước đây, khi Khoan Bộ kết nghĩa với một làng khác ở tận Tuyên Quang, mỗi khi làng có hội hè, tiệc tùng mời “đàng anh” đến dự, thì bến đỗ bên hai bờ sông Lô là nơi mà hai bên gặp nhau và giao lưu văn hóa.
Cũng cách đây từ rất lâu, khi những tàu cuốc khai thác cát chưa “đổ bộ” vào hai bên bờ của dòng sông Lô, có rất nhiều những cồn cát nhô lên thành bãi rộng lớn, phẳng phiu. Đó là nơi mà mỗi khi người dân địa phương đi chăn trâu, bắt cá lên ngồi nghỉ ngơi. Là sân chơi tuổi thơ một thời của thế hệ những người đi trước thả diều, đá bóng. Thời ấy, dòng sông Lô trong vắt…”.
Giờ đây, không còn những bãi cát bồi bên sông. Dòng Lô trở thành đại công trường dưới nước. Tiếng máy móc ầm ầm hò hét cổ vũ cho những “cánh tay sắt” móc sâu xuống lòng sông lấy cát. Hai bên bờ soi mênh mông ngô, khoai một thời cũng dần dần bị thu hẹp.
Nhiều tàu khai thác cát tiến sát bờ làm sạt lở nghiêm trọng diện tích hoa màu của người dân ven sông Lô
Dòng Lô không còn bình yên. Nghe nói cát lấy từ sông Lô là loại cát đẹp nhất, có giá nhất. Nhiều doanh nghiệp một thời đi thu gom, mua lại đất bờ soi của người dân để tận thu khai thác cát. Bến lở, nước sông ngày càng đục hơn. Các doanh nghiệp chạy đua để lấy những hợp đồng khai thác mỏ, những tàu cuốc của “cát tặc” ngày đêm dày xéo lên sông.
Khi hầu hết các bãi bồi, bờ soi bên dải sông Lô bị biến dạng, những “tấc vàng” của người dân bị con nước lôi ùm xuống sông. Nhìn những khối đất màu mỡ làm ra những hạt ngô chắc mẩy, người dân tiếc đứt ruột. Họ bắt đầu nghĩ tới việc giữ đất.
Những lá đơn kiến nghị được gửi lên chính quyền thôn, chính quyền xã… Đơn cứ gửi, tàu cuốc vẫn cứ tiến sát vào bờ. Những cánh tay sắt cứ với dài, ngoạm cả vào bờ xôi, ruộng mật.
Bất đ