Hàng tháng trời, âm thầm theo dõi các khu “chợ đen” buôn bán cuống vé mọc lên phía sau các trạm thu phí, chúng tôi nắm được quy luật động trời về tình trạng gian lận vé để rút vé, tham nhũng hàng trăm tỉ đồng mỗi năm của các trạm thu phí trên QL5, trạm thu phí Đại Yên (QL 18, Đại Yên, TP. Hạ Long).
Với các trạm thu phí này, tài xế trên QL5, tài xế xe công, xe trọng tải lớn muốn qua trạm không cần lấy cuống vé được nhân viên bán vé “tư vấn” chỉ cần phải trả một số tiền ít hơn giá chuẩn 180.000 đồng cộng cuống vé là 200.000 đồng là có thể đường hoàng qua trạm. Trong khi đó, toàn bộ số tiền này sẽ được nhân viên của trạm bỏ túi ăn chia.
Nhân viên trạm công khai ăn tiền cuống vé
Cả tuần trời “ăn nằm” trên chiếc container của anh bạn tài xế, tôi với bạn đồng hành qua lại hàng chục lượt tại trạm thu phí đầu Hà Nội (khu vực Văn Lâm, Hưng Yên).
Theo lời anh bạn đồng hành kể, tình trạng nhà trạm này gian lận vé, bỏ túi số tiền vé diễn ra khá công khai, như một công thức đã được lập trình sẵn. Không cần nhìn người, mỗi lượt xe qua, nếu chúng tôi đưa số tiền 200 nghìn, nhân viên trạm sẽ thản nhiên đưa lại 20 nghìn đồng. Đưa 500 nghìn, sẽ được trả lại 320 nghìn, mà không đưa cuống vé.
Nhiều lần chúng tôi thắc mắc, yêu cầu đưa cuống vé, nhân viên trong trạm phủi tay bảo cứ qua đi không cần phải lấy. Mỗi lần trót lọt qua trạm như vậy, anh bạn tôi lại cười đắc chí: “Đấy, “ma” thích ăn cuống vé đấy.”
Theo quy luật chung, mỗi lượt xe qua, nếu lái xe đưa số tiền 200 nghìn, nhân viên trạm sẽ đưa lại 20 nghìn đồng. Đưa 500 nghìn, sẽ được trả lại 320 nghìn, mà không đưa cuống vé.
Anh bạn tôi bật mí thêm: “Có những đợt bị động, bọn nhân viên bán vé ở trạm bị chỉ đạo nghỉ ăn cả tuần. Rồi có những đợt chúng nghỉ “ăn” buổi sáng, chỉ ăn buổi chiều và ngược lại.
Nhưng nói chung bọn nó “ăn” quen mồm rồi, không ăn lại đói mốc mép”.
Trước sự đắc trí của anh bạn tài, tôi đề xuất được đi ngày cuối để củng cố dữ liệu về tình trạng gian lận, tham nhũng của các nhà trạm và nhận đượcươc sự đồng ý. Nhưng anh bạn tôi cũng cảnh báo: “Mấy ngày trước nó “ăn”, nhưng nhỡ hôm nay nó không “ăn” thì mày đừng trách tao nhé. Đi hàng chục lần rồi mà vẫn còn đòi đi tiếp”.
Sợ anh bạn ngại vì tốn tiền, tôi dúi vội vào tay anh 2 tờ 500 nghìn đồng và nói: “Mày tốn tiền mấy hôm rồi, hôm nay tao chi, mày đi đi lại cho tao đi một lượt để xem cái trạm này nó gian lận tàn khốc như nào. Mày cứ cầm tiền này cho đỏ”. Anh bạn miễn cưỡng cầm tiền cười nói: “Đỏ đen gì. Chắc cả tháng nó ăn, chả nhẽ bỏ qua miếng mồi béo bở thế. Đi thôi”.
Cả 2 cùng nhau nhảy lên xe nổ máy lên đường. Tôi nhìn vội sang tờ lịch treo bên phải cabin, hôm nay là ngày 07/07/2016, vậy là tôi đã sống cùng chiếc xe được được 37 ngày. Ngày này là ngày cuối cùng tôi quanh quẩn cùng anh bạn tại trạm thu phí khu vực trạm thu phí khu vực Văn Lâm (Hưng Yên).
Xe chúng tôi qua trạm lần đầu là 12h45’. Vẫn là người phụ nữ từng “tiếp đón” chúng tôi những lần trước, vừa thấy xe chúng tôi đến, không cần quan sát ai đang ngồi trên, chị đánh ánh mắt về phía cửa kính cầm số tiền 200 nghìn anh bạn tôi đưa ra. Không biết tự bao giờ, chị đã cầm sẵn số tiền 20 nghìn đồng trả lại. Mọi công đoạn diễn ra dường như đã được lập trình sẵn.
Khi chúng tôi hỏi: “Không cần cuống vé à chị?” Bà chị giật mình nhìn lên từ phía nhà kính: “Không cần đâu em”. Thế là chị ta đã “nuốt ngọt” số tiền lượt này và ngồi chờ lượt xe khác đi qua. Qua trạm chừng 3km, tôi và anh bạn tiếp tục đánh xe quay đầu lại. Lần này, Và vẫn gặp những những nhân viên dịu dàng, vẫn nhẹ nhàng “ăn” số tiền phí một cách trắng trợn.
Xong lần cuối, đồng hồ đã chỉ 16h, chúng tôi từ từ đánh xe về bãi đỗ. Bầu trời khu vực mây đen kéo đặc quạchdày, anh bạn bồi hồi: “Trời sắp mưa rồi. Đi cả tháng, mày với tao về nhà một hôm chơi cho đỡ nhớ bọn trẻ. Mai tao với mày xuống trạm thu phí đầu Quảng Ninh mới thấy bọn trạm nó ăn tham như nào. Làm xong quay lại Hải Phòng cho mày hiểu hết QL5 luôn”.
PV NĐT