Tuần này Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ khởi hành chuyến công du đầu tiên của ông đến châu Á. Ông dự kiến sẽ đến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines trong khoảng 13 ngày. Đây được coi là chuyến đi dài nhất từ trước đến nay của nhà lãnh đạo Mỹ.
Chuyến đi của ông Trump bắt đầu ở Đông Bắc Á, nơi ông sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - cả hai đều vừa củng cố vị trí chính trị tại đất nước họ. Tại Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in dự kiến sẽ tập trung vào việc hàn gắn mối quan hệ với ông Donald Trump. Trong cả ba quốc gia trên, chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ là nghị sự hàng đầu.
Tổng thống Mỹ sau đó sẽ tham dự hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam với 20 nhà lãnh đạo khác từ các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin của Nga.
Đã có tuyên bố xác nhận ông Trump sẽ không tham dự hội nghị Thượng đỉnh Đông Á - một cuộc họp khu vực tập trung vào khu vực Đông Nam Á - ở Philippines trước khi trở về Mỹ.
Theo ý kiến của chuyên gia nghiên cứu châu Á Harry Kazianis từ tạp chí National Interest, một lần lỡ hẹn chưa thể nói lên được lập trường của Washington. “Không có mặt ở một hội nghị không có nghĩa là Mỹ sẽ rời khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hoặc Trung Quốc đang lấn át tầm ảnh hưởng hay lý do tương tự nào đó. Nhưng đó là một thỏa thuận rất lớn và họ không nên thờ ơ như vậy”, Kazianis nói.
Mục tiêu chung đối với các nhà lãnh đạo châu Á trong các cuộc gặp song phương sẽ bao gồm củng cố lại mối quan hệ làm việc cá nhân với Tổng thống Trump. Bên cạnh đó là việc hội tụ hướng giải quyết về mặt ngoại giao đối với mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên và bảo vệ hệ thống thương mại toàn cầu mà khu vực này đang là một phần chi phối chính.
Ông Trump hy vọng sẽ gây áp lực thêm với Trung Quốc, đặc biệt là để thuyết phục nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có những nhượng bộ về chương trình hạt nhân và tên lửa của mình. Ngược lại, các nhà ngoại giao châu Á có thể sẽ cố gắng thuyết phục ông chủ Nhà Trắng về sự cần thiết để theo đuổi chính sách ngoại giao và giảm mức độ các lý lẽ khiêu khích, vốn đang đẩy tình hình lên cao - ông Michael Fuchs, cựu Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương cho hay: “Chiến tranh với Triều Tiên nếu xảy ra sẽ là cơn ác mộng tồi tệ nhất của các nước châu Á”.
Nhưng với thời gian trong chuyến đi kéo dài 12 ngày, ông Trump có thể đặt ra các ưu tiên khác. “Những gì các đối tác ở châu Á đang tìm kiếm, không phải là liệu chính sách Obama sẽ tiếp tục”, chuyên gia Abraham Denmark nói. “Họ đang muốn biết, chính sách hiện thời của Trump là gì và chính sách của nước Mỹ đang như thế nào”.
Giáo sư David Camroux - chuyên gia cấp cao của học viện Chính trị Paris (CERI), giảng dạy về xã hội đương đại Đông Nam Á thì cho rằng, Tổng thống Donald Trump sẽ không khai tử chính sách xoay trục châu Á của người tiền nhiệm, vì nhiều lý do. Trong đó lý do quan trọng nhất là việc gốc rễ của chính sách hướng về châu Á của Mỹ đã tồn tại trong nhiều thế kỷ và khó có thể xóa bỏ