Châu Âu vẫn lao đao vì khủng hoảng năng lượng

Châu Âu vẫn lao đao vì khủng hoảng năng lượng

Thứ 5, 18/08/2022 | 17:19
0
Các quốc gia châu Âu đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm chống chọi với cuộc khủng hoảng năng lượng do giá khí đốt tăng kỷ lục và việc giảm nguồn cung từ Nga.

Cuộc chiến tranh giành khí đốt ở châu Âu đã diễn ra từ hồi tháng 6 sau khi các nước thành viên giảm đáng kể việc nhập khẩu khí đốt từ Nga, nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu lục này.

Nga đã cắt giảm 80% lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu qua đường ống Nord Stream. Lo sợ dòng chảy khí đốt sẽ cắt đứt hoàn toàn, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt tay thực hiện kế hoạch tiết kiệm khí đốt ngay từ bây giờ để sử dụng trong mùa đông.

Một đợt nắng nóng kéo dài ở châu Âu đang đe dọa những nỗ lực của châu lục này nhằm đưa đủ lượng khí đốt vào dự trữ để đề phòng những lúc thời tiết chuyển biến xấu.

Nhiệt độ cao đã thúc đẩy nhu cầu khí đốt ở châu Âu và Bắc Á, khiến các công ty ở 2 khu vực này phải giành giật để có được tàu chở khí hóa lỏng (LNG) siêu lạnh, do đó đẩy giá lên cao hơn.

Giữa tháng 8, giá khí đốt đạt mức kỷ lục mới 234,50 Euro/MWh, cao hơn nhiều so với mức 28,80 Euro/MWh cùng kỳ năm ngoái.

Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cho biết, giá khí đốt châu Âu có thể tăng 60% lên hơn 4.000 USD/1.000 m3 mùa đông này, do sản lượng và xuất khẩu của công ty tiếp tục giảm do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Thế giới - Châu Âu vẫn lao đao vì khủng hoảng năng lượng

Châu Âu đang chuẩn bị cho cơn ác mộng khủng hoảng sắp thành hiện thực khi 80% lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 đã bị cắt giảm. Ảnh: DW

Sẵn sàng ứng phó khủng hoảng

Đối mặt với cơn ác mộng khủng hoảng sắp thành hiện thực, các quốc gia châu Âu đã có nhiều động thái mới.

Cụ thể, Đức dự định hoãn lại việc đóng cửa 3 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng. Tuy nhiên, quyết định này vẫn chưa được nội các của Thủ tướng Olaf Scholz chính thức thông qua, có thể sẽ còn cần một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội.

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu hôm 15/8 tuyên bố phụ phí khí đốt mùa đông sẽ có hiệu lực vào tháng 10. Mức thuế được ấn định ở mức 2,4 cent/kW nhằm bù đắp chi phí cho các nhà cung cấp khí đốt bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Tuy nhiên, Đức không chỉ là quốc gia duy nhất chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng năng lượng.

Tại Vương quốc Anh, chính phủ đã hỗ trợ những hộ gia đình chịu áp lực từ cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt với các biện pháp trị giá khoảng 45 tỷ USD, trong đó có 480 USD chiết khấu hóa đơn tiền điện và 786 USD cho các gia đình có thu nhập thấp hơn, được tài trợ một phần bởi tiền thuế của các công ty dầu khí.

Tương tự, chính phủ Italy đã đưa ra gói đầu tư và trợ cấp nhiên liệu trị giá 14 tỷ USD để giúp đỡ những người tiêu dùng đang gặp khó khăn.

Những người có thu nhập thấp hơn sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp 200 USD hàng năm. Chính phủ Italy cho biết, họ sẽ đánh thuế các công ty thu lợi từ giá năng lượng cao hơn.

Thế giới - Châu Âu vẫn lao đao vì khủng hoảng năng lượng (Hình 2).

Một nhà máy điện hạt nhân ở Gundremmingen, miền Nam nước Đức. Ảnh: News AF

Tại Tây Ban Nha, chính phủ cũng đang đánh thuế các công ty năng lượng và sử dụng doanh thu 7 tỷ USD để giúp đỡ người dân. Các nhà chức trách cũng đã cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với hóa đơn năng lượng từ 21% xuống 10%.

Pháp thậm chí còn mạnh tay hơn với các nhà cung cấp năng lượng và buộc Tập đoàn Điện lực nhà nước EDF phải hạn chế tăng giá ở mức 4%/năm.

Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu vẫn chưa đến hồi kết, dù các quốc gia đã tiến hành nhiều biện pháp khác nhau. Hi vọng, nhiều biện pháp hiệu quả hơn sẽ được đưa ra trong thời gian tới.

Nguyễn Tuyết (Theo CGTN, Politico.eu, Reuters, WSJ)

Giám đốc cơ quan năng lượng Anh từ chức vì khủng hoảng năng lượng

Thứ 5, 18/08/2022 | 11:07
Người dân Anh đang quay cuồng trong cuộc khủng hoảng sinh hoạt phí, với nỗi lo hóa đơn năng lượng, trong khi Chính phủ Anh được cho là đã không làm đủ nhiều…

Đức nuốt “liều thuốc đắng” sau nhiều năm dùng khí đốt giá rẻ của Nga

Thứ 4, 17/08/2022 | 07:00
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck khẳng định, mô hình kinh tế của Đức, vốn dựa vào khí đốt giá rẻ của Nga, đã kết thúc và sẽ không trở lại.

Lịch sử điện hạt nhân Đức: Bắt đầu từ “quả trứng nguyên tử”

Thứ 5, 11/08/2022 | 06:18
Với lịch sử thăng trầm ở Đức, điện hạt nhân một lần nữa được mang ra tranh luận khi khủng hoảng năng lượng đe dọa nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Diễn biến mới vụ Nga siết nguồn cung khí đốt cho châu Âu

Thứ 4, 03/08/2022 | 11:09
Tuabin đường ống Nord Stream 1 là tâm điểm trong mâu thuẫn về nguồn cung khí đốt giữa Nga và châu Âu và Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ tới kiểm tra trực tiếp vào ngày 3.8, tập đoàn Siemens Energy cho biết, theo Reuters.

Nga siết khí đốt sang châu Âu, quan chức Mỹ nói “nỗi sợ lớn nhất” thành hiện thực

Thứ 4, 27/07/2022 | 11:52
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực hết sức đằng sau hậu trường để đảm bảo các đồng minh châu Âu đoàn kết trong nỗ lực đối phó Nga, giới chức Mỹ cho biết.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Nga tấn công mạnh ở Volchansk, Ukraine buộc phải bổ sung 10 tiểu đoàn và nhiều khí tài

Thứ 2, 20/05/2024 | 14:00
Các đơn vị Ukraine đang tăng cường phòng thủ “để cải thiện tình hình chiến thuật”, nhưng những nỗ lực này vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng trong vụ rơi máy bay

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:43
Truyền thông Iran xác nhận “tất cả hành khách trên trực thăng chở Tổng thống và Bộ trưởng ngoại giao Iran đều tử nạn”.

Giá dầu tiếp đà tăng sau tin tức rơi trực thăng chở Tổng thống Iran

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:28
Vụ tai nạn máy bay trực thăng và sự không chắc chắn về số phận của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi xảy ra trong bối cảnh căng thẳng âm ỉ ở Trung Đông.

Phái đoàn Mỹ gặp mặt ông Netanyahu, Israel không kích toàn Gaza

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:23
Mỹ tiếp tục hối thúc Israel thực hiện chiến dịch quân sự một cách tập trung hơn.

Tổng thống Iran gặp tai nạn rơi máy bay trực thăng, lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm kiếm

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:03
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Iran gặp tai nạn rơi máy bay. Các nhóm cứu hộ vẫn đang gặp khó khăn trong việc di chuyển tới khu vực xảy ra tai nạn.
     
Nổi bật trong ngày

Nga tấn công mạnh ở Volchansk, Ukraine buộc phải bổ sung 10 tiểu đoàn và nhiều khí tài

Thứ 2, 20/05/2024 | 14:00
Các đơn vị Ukraine đang tăng cường phòng thủ “để cải thiện tình hình chiến thuật”, nhưng những nỗ lực này vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng trong vụ rơi máy bay

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:43
Truyền thông Iran xác nhận “tất cả hành khách trên trực thăng chở Tổng thống và Bộ trưởng ngoại giao Iran đều tử nạn”.

Ông Putin xin lỗi đã làm phiền người dân Cáp Nhĩ Tân

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
Tổng thống Nga đã xin lỗi người dân về các biện pháp an ninh nghiêm ngặt được triển khai trong thời gian ông ở thăm. Ông Putin nói đùa: “Chúng tôi sẽ rời đi sớm”.

Báo Đức nói về hậu quả tốn kém từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Các nước phương Tây vừa phải tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, vừa phải tăng cường phòng thủ với mức độ “chưa từng có tiền lệ” kể từ Thế chiến II.

Gã khổng lồ hàng không châu Âu trình làng mẫu “máy bay lai trực thăng”

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:15
Thiết kế độc đáo này có thể được sử dụng trong phát triển hàng không quân sự khi NATO tiến hành một nghiên cứu lớn về máy bay trực thăng thế hệ tiếp theo.