Phải chăng chúng ta nên bắt đầu sống tử tế bằng việc nói KHÔNG với những điều nhập nhèm, gian dối ?
Gần đây cộng đồng đang xôn xao việc mạo nhận học vị tiến sỹ của ông N.H.M, giảng viên trường đại học Ngoại thương Hà Nội, một trong những trường được coi là có chất lượng đào tạo tốt ở Việt Nam. Ông này được cử đi đào tạo trình độ tiến sỹ chuyên ngành Marketing tại Đại học Paris 1, Cộng hòa Pháp theo chương trình học bổng của Chính phủ năm 2002. Năm 2008 ông N.H.M về nước làm thủ tục tiếp nhận công tác tại trường Đại học Ngoại Thương (ĐHNT) và đã khai với cơ quan chủ quản mình là tiến sỹ mặc dù chưa bảo vệ luận án tiến sỹ và chưa được cấp bằng tiến sỹ. Khi vụ việc bị đưa ra công luận, ông N.H.M luôn phủ nhận việc tự nhận mình là TS.
Ngoài ra ông N.H.M cũng không đưa ra lời giải thích nào với những sinh viên đã tốt nghiệp mà ông ta trót ghi vào luận văn tốt nghiệp của họ là tiến sỹ trong suốt 7 năm qua.
Bất luận vụ phanh phui này vì động cơ gì thì việc ông N.H.M đã gian lận bằng cấp, đã khai gian với Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường ĐHNT là rõ ràng và dù người trong cuộc có nói gì, cũng không thể bao biện cho hành vi không liêm chính của mình.
Để bảo vệ ông N.H.M, một nhóm được cho là sinh viên trường ĐHNT thậm chí đã lập ra một fanpage trên facebook và tung hô ông này một cách vô cùng cuồng nhiệt. Một người bạn tôi đã mô tả những gì họ viết trên trang fanpage “như một cơn lên đồng tập thể”. Những người đó cho rằng ông này giỏi, nhiệt tình, tâm huyết, chính trực và nhiều giáo sư tiến sỹ khác liệu chuyên môn có giỏi hơn ông này… Họ không quan tâm đến bản chất của sự việc là ông N.H.M đã gian dối mà chỉ cố gắng tìm động cơ vì sao việc không có bằng của ông này bị phanh phui. Nhiều người đã từng quen biết ông này thì cho rằng người đã có thành tích trong học tập thì vi