Chuyên gia lý giải vì sao đường sắt đô thị phải uốn lượn nhấp nhô

Chuyên gia lý giải vì sao đường sắt đô thị phải uốn lượn nhấp nhô

Thứ 3, 30/06/2015 07:32

“Đường sắt chở khách nhanh đô thị uốn lượn nhấp nhô có một số yêu cầu đặc trưng khác với đường sắt chở khách đường dài.”

Ông Đỗ Thụy Đằng (Nguyên giảng viên Xây dựng ngầm và mỏ - Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội) cho biết.

Đảm bảo tiêu chí cao về kinh tế - kỹ thuật

Theo ông Đỗ Thụy Đằng, đường sắt chở khách nhanh đô thị có một số yêu cầu đặc trưng khác đường sắt chở khách đường dài (liên tỉnh, liên quốc gia …) và đường sắt chở khách chậm đô thị như sau: Tầu thường có ít nhất là 3 toa; chỉ chuyên chở khách; được vận hành với tốc độ trung bình khá cao; trong khi khoảng cách giữa các điểm đón trả khách (bến) rất ngắn (thường không quá 1500m và bình quân khoảng 700m - 800m ).

Dù đường tầu được bố trí ở độ cao nào (trên cao, trên mặt bằng địa phương, nửa chìm nửa nổi, hay dưới ngầm), toàn tuyến đều nằm trong không gian độc lập với tất cả các phương tiện giao thông khác.

Kinh doanh - Chuyên gia lý giải vì sao đường sắt đô thị phải uốn lượn nhấp nhô

Ông Đỗ Thụy Đằng (nguyên giảng viên xây dựng ngầm và mỏ - Đại học Mỏ địa chất Hà Nội)

Để đảm bảo các chỉ tiêu cao về kinh tế - kỹ thuật và an toàn thích hợp, ông Đỗ Thụy Đằng cho hay: “Một mặt tuyến đường cần phải phù hợp với không gian xây dựng có được (tránh các không gian chướng ngại, các công trình kiến trúc, các không gian cần bảo vệ hoặc nơi có điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất và địa chất thủy văn không cho phép); mặt khác, cả bình đồ và trắc đồ dọc đều phải được quy hoạch sao cho dễ vận hành an toàn đoàn tầu, có thể tự động hóa và chi phí vận hành kinh tế nhất.”

Thứ nhất, bình đồ của tuyến cần phù hợp với bình đồ mặt bằng xây dựng có được. Tuy nhiên nếu điều kiện hiện trường và yêu cầu khai thác cho phép; bình đồ tuyến càng ít uốn lượn càng tốt và bán kính cong lượn càng lớn càng tốt.

Như vậy, trên thực tế, bình đồ của tuyến luôn phải uốn lượn mềm mại theo những độ cong cho phép tùy thuộc vào vị trí các điểm đi và điểm đến (các bến) trên bình đồ, cù

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.