Đã từ lâu, khi nghe tới các bệnh nhân nhập viện mà uống phải thuốc diệt cỏ paraquat (chai màu xanh - PV) thì các bác sĩ không khỏi giật mình, vì tỷ lệ được cứu sống là rất ít. Trong khi các bệnh viện lớn của Việt Nam và các nước trên thế giới hầu như phải "chào thua", với những trường hợp bệnh nhân trót "uống nhầm" thuốc diệt cỏ cực độc paraquat, thì có một thầy lang đã và đang cứu sống cho không ít trường hợp như thế.
Chuyên "đặc trị" những ca tự tử bằng thuốc cực độc
Em Dương Thị Th. (15 tuổi, ngụ tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) cùng bạn bị cảnh sát giao thông bắt xe nên cả hai nghĩ quẩn, bàn nhau uống thuốc paraquat tự tử. Khi tình hình sức khỏe của Th. trở nên trầm trọng, gia đình Th. được người quen mách nước đã lên nhà bà Lò Thị Tiếng (tên thường gọi bà Thâm - PV) ngụ tại thôn Đắk Tân, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Lắk) để được chữa trị. Khi tới nhà, bà Thâm nhìn thần sắc của bệnh nhân, kiểm tra kỹ lưỡng các triệu chứáng trên cơ thể rồi đưa ra kết luận: Th. còn có thể cứu sống được. Ngay lập tức, thầy lang cho bệnh nhân vào nhà cấp cứu. Bà cho bệnh nhân uống thuốc giải độc. Mặc dù gia đình nạn nhân đã hết hy vọng nhưng suy nghĩ còn nước còn tát, biết đâu có thể cứu được nên mới đưa tới cho bà chữa trị.
Thật lạ lùng, chỉ sau khi chữa trị khoảng một tuần, Th. gần như bình phục. Nửa tháng sau, thầy lang cho Th. về nhà kèm theo thuốc uống với lời đảm bảo khoảng nửa tháng nữa sẽ bớt hẳn. Thầy cũng dặn, trong lúc uống thuốc phải kiêng khem một số thức ăn có mùi tanh. Đúng như lời thầy đã nói, sau đó, Th. đã khỏi bệnh trong niềm vui khôn xiết của gia đình.
Bà Thâm đang chăm sóc một bệnh nhân tại nhà (Ảnh Trung Nguyên)
Một trường hợp khác là Vi Hoàng Y. (ngụ xã Lộc Điền, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) vì buồn phiền trong lúc bức xúc đã uống thuốc diệt cỏ paraquat tự tử. V. được cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Bình Phước trong tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, các bác sĩ tại bệnh viện đã không thể chữa khỏi. Bất đắc dĩ, gia đình mới nghe lời người quen chuyển Y. lên nhà bà Thâm để được chữa trị. Sau khi xem bệnh, bà Thâm đã đồng ý tiếp nhận bệnh nhân V. và tích cực cứu chữa. Cũng như bao trường hợp trước đó, chưa đầy nửa tháng sau, bệnh nhân này đã cơ bản hồi phục, cử động dễ dàng và có thể ra về kèm theo nước thuốc của thầy lang.
Chuyện lạ nhưng có thật
Cứu người xem như đã chết Ông Hồ Khắc Sừng, giám đốc trung tâm Y tế huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, trường hợp bà Lò Thị Tiếng (ngụ thôn Đắk Tân, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô) có thể chữa trị cho những người bệnh do thuốc diệt cỏ paraquat là có thật. Một số bệnh nhân may mắn được bà Tiếng cứu sống được các bệnh viện lớn trả về. Ông Sừâng cho biết: "Chúng tôi chưa xác định được tỷ lệ bệnh nhân mà bà Tiếng cứu sống được bao nhiêu. Tuy nhiên, cứu được người bệnh viện trả về là điều vô cùng đáng quý". |
Chị Đỗ Thúy D. (18 tuổi, ngụ tại xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) vì buồn chuyện tình cảm, trong phút nóng giận đã tìm tới cái chết với chai thuốc diệt cỏ paraquat màu xanh. Ngay sau đó, người nhà đã khẩn trương đưa bệnh nhân vào bệnh viện Bạch Mai (TP.Hà Nội) để cấp cứu. Mặc dù các bác sĩ tại bệnh viện có chuyên môn giỏi tận tình cứu chữa nhưng sau vài lần lọc máu, các bác sĩ điều trị thông báo cho gia đình biết nên chuyển về nhà lo hậu sự, bởi sớm hay muộn, chị D. cũng không thể qua khỏi. Trong thuốc paraquat có chất ăn mòn, chỉ một lượng nhỏ khoảng 10 đến 15mml thì dẫn đến tử vong. Các bác sĩ còn cho biết thêm, nếu phương pháp lọc máu ở bệnh viện mà không thành công thì nguy cơ tử vong là 100%. Nghe tin "sét đánh", cả nhà chị rất hoang mang khi sắp mất đi người thân.
Quyết tâm cứu sống người thân bằng mọi giá, gia đình chị D. đã huy động tất cả các kênh thông tin, từ phương tiện thông tin đại chúng như báo, lên mạng dò tìm, thông qua kênh của người thân... Cuối cùng, gia đình chị D. nghe được thông tin quý giá ở Krông Nô có người có thể đẩy lùi được loại độc tố nguy hiểm này.
Vẫn còn hoài nghi vì tính xác thực của thông tin vừa nhận được, một người thân của nạn nhân được phân công đi tiền trạm xem trước tình hình. Khi tới nhà thầy lang, người này tận mắt chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đang điều trị, một số bệnh nhân ngày càng khỏe mạnh. Gặp được quý nhân, người này đã lập tức mua vé máy bay cho chị D. vào chữa trị. Khi được tiếp nhận, đều đặn mỗi ngày, chị D. phải uống nước thuốc và đắp lá thuốc lên vết thương ở vùng miệng bị lở loét. Sau hơn một tháng nằm tại nhà bà Thâm, chị D. trở về nhà, thoát khỏi được "lưỡi hái tử thần".
Trong khi đó, bệnh nhân Nguyễn Thanh T. (27 tuổi, ngụ tại ấp Mỹ Hiệp, xã Long Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) tìm tới nhà bà Thâm trong tình trạng miệng bị sưng phù, lở loét. Trước đó, vì những mâu thuẫn vụn vặt trong gia đình, T. đã uống khoảng hơn 50mml dung dịch thuốc diệt cỏ paraquat và được người nhà đưa vào bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (tỉnh Cần Thơ) cấp cứu. Trường hợp của anh T. khiến cho các bác sĩ tại bệnh viện Chợ Rẫy đau đầu. Cuối cùng họ đành phải để anh xuất viện vì không có khả năng cứu chữa. Người nhà của T. cho biết khi nhập viện, một bác sĩ lắc đầu nói những trường hợp đã uống loại thuốc diệt cỏ cực độc này hầu như không thể cứu sống.
Sau khi được bà Thâm cứu chữa, anh T. đã về nhà tĩnh dưỡng, hiện tại sức khỏe của anh đã trở lại bình thường. Trao đổi với PV, anh T. cho biết, chỉ vì một phút dại dột mà suýt tý nữa anh phải lìa xa cuộc sống. Rất may mắn là anh đã gặp thầy gặp thuốc nên mới có thể qua khỏi. Chị Nguyễn Thị Hồng S. (36 tuổi, ngụ tại ấp Mỹ Hiệp, xã Long Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, chị gái của anh T.) vẫn còn ngạc nhiên: "Bệnh viện trả về nhà mà vẫn sống, thật là điều kỳ diệu và may mắn cho gia đình chúng tôi".
Trăn trở của thầy lang vùng núi Trao đổi với PV, bà Lò Thị Tiếng (tức bà Thâm) cho hay, hiện nay phương pháp cứu chữa người tự tử bằng cách uống thuốc diệt cỏ paraquat tại các bệnh viện tại Việt Nam hiệu quả không cao. Bà mong muốn có thể cứu được những bệnh nhân "uống nhầm" trong thời gian sớm nhất. Bà Tiếng chia sẻ: "Nếu có cơ hội, tôi sẵn sàng chứng tỏ khả năng của mình, với một mong muốn duy nhất là cứu sống các bệnh nhân. Nếu bệnh nhân gặp tôi sớm thì tỷ lệ được cứu sống là rất cao. Ngoài ra, với phương thuốc đặc trị của mình, tôi mong muốn hợp tác với các bệnh viện để được cứu người, giúp ích cho xã hội". |
Trung Nguyên
(Còn nữa)