Trò chuyện với PV báo Người Đưa Tin, anh Vũ Văn Đại (SN 1992, Hà Nội) cho hay: “Mình làm điện dân dụng được 6 năm nay. Nói chung công việc khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Nhưng vì đã theo nghề, yêu nghề nên đành phải gắng gượng khắc phục mọi khó khăn”.
Cũng theo anh Đại, làm điện dân dụng gần gũi với cuộc sống người dân, nên ít khi được nghỉ ngơi. Thậm chí, nhiều hôm đang ngủ ngon lành, có khách gọi vẫn phải dậy để chạy đi.
“Khách hàng là thượng đế, nên chỉ cần có sự cố, khách gọi đến mình, dù nửa đêm, trời mưa to hay bão bùng vẫn phải phóng xe đi. Mình nhớ, có lần, khách hàng báo mất điện, nhà họ cách mình hơn 10km, lập tức, mình phóng xe đến, dù điện đã có ngay sau đó. Tuy nhiên, khách hàng không báo lại, làm mình mất công di chuyển. Dù thế, mình vẫn phải niềm nở chào khách ra về”, anh Đại cho hay.
Trò chuyện với PV, anh Bình khá vui vẻ, thi thoảng nói về những tai nạn trong nghề. Anh đùa: “Làm thợ điện mà không bị điện giật mới lạ. Ai cũng từng một lần trải qua khoảnh khắc đó. Quan trọng là mình khắc phục nó như thế nào thôi”.
Cũng theo anh Bình, làm nghề điện lực thời gian thất thường, không ít lần anh và các anh em trong tổ phải bỏ bữa cơm để chuyên tâm vào công việc. Chưa kể, do đặc thù công việc, anh phải thường xuyên xa nhà, xa vợ con.
Anh Bình tâm sự: “Xa vợ con nhớ lắm. Nhiều khi, mình cảm thấy nản và đuối vô cùng. Vợ cũng bận rộn công việc, con còn nhỏ, nên thường xuyên nhõng nhẽo, đòi bố bế. Nhưng rồi, bản thân mình phải tự động viên cố gắng vượt qua tất cả”.
Qua những dòng chia sẻ, anh Bình, anh Nam và anh Đại cũng có không ít trăn trở, nghề thợ điện, mang lại ánh sáng hy vọng cho mọi người là cao đẹp, nhưng chỉ cần một giây bất cẩn, tính mạng của người thợ điện coi như vụt tắt. Dù cơ cực, nhưng khi ánh đèn đô thị tới các vùng quê dược thắp sáng, những lo âu, muộn phiền của họ dường như được nén lại. Họ cảm thấy hạnh phúc, nụ cười lại nở rạng rỡ trên bờ môi.
Xem thêm:
Chuyện nghề 28: Những rủi ro của nghề thợ điện
Thanh Bình