Trấn yểm núi Mặt Quỷ và hòn Đá Dao
Sau màn độc diễn bầu cử ngày 6/3/1971, trung tướng Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố tái đắc cử ghế Tổng thống Sài Gòn với tỉ lệ 94,36% số phiếu và được Tối cao Pháp viện Sài Gòn công nhận kết quả. Để tạ ơn, Thiệu đã đưa gia đình về quê hương Ninh Hải thắp hương mộ tổ. Ông cho gom mồ mả của dòng họ cải táng về một nghĩa trang lập riêng sau Trường tiểu học Dư Khánh và lệnh cho tỉnh trưởng Ninh Thuận phải thường xuyên cắt hai lính bảo an ôm súng đứng gác.
Núi Mặt Quỷ ở Ninh Hải, Ninh Thuận
Mặt khác, vợ chồng ông Thiệu cho sửa sang Trùng Sơn tự trên đỉnh núi và Văn Thánh miếu ở lưng chừng núi Đá Chồng nằm giữa hai xã Khánh Hải và Văn Hải. Trùng Sơn tự là nơi mẹ của Tổng thống chọn làm nơi quy y cửa Phật lúc xế chiều. Còn Văn Thánh miếu, đó là nơi thờ tự, lễ lạt của những thành viên Hội Khổng học Ninh Thuận. Ông ta muốn chứng tỏ, dù đã cải sang đạo Thiên Chúa, mang tên Thánh Martino Nguyễn Văn Thiệu nhưng vẫn chưa hề quên truyền thống Nho học và đạo Phật của gia đình.
Ở vùng quê Ninh Hải, có ngọn núi tên Đá Chồng. Trên núi có ba tảng đá lớn chồng lên nhau có hình thù rất dữ tợn đặt tên là núi Mặt Quỷ. Cách núi Mặt Quỷ khoảng 1 cây số, ở chóp Bắc núi Đá Chồng, có một tảng đá lớn hình tam giác nhọn, màu đất sét, chiều ngang cỡ 6 m, cao 3m nhìn giông giống như cái dao, nên được gọi tên là hòn Đá Dao, các thầy phán là “yểm mệnh” của Thiệu.
Dân xứ này có câu nói “Mặt Quỷ kỵ Đá Dao”, sở dĩ Nguyễn Văn Thiệu thăng quan, tiến chức, phát quang lộ mặc dù nhà gần chân núi Mặt Quỷ vẫn không sao là nhờ hòn Đá Dao. Tin lời các quân sư “chiêm tinh gia” nên nhân chuyến hồi hương vinh quy bái tổ, vợ chồng Thiệu mang theo các sự phụ cao nhân về để trấn, yểm giữ long mạch núi Đá Chồng để bảo vệ linh khí cho Thiệu về sau.
Để "yếm" long mạch ngay phía trước mặt hai tảng Đá Dao và Mặt Quỷ, ông Thiệu lệnh cho tỉnh trưởng tỉnh Ninh Thuận điều một trung đội công binh gấp rút xây lại Văn Thánh miếu thành 3 ngôi nhà lớn tạo hình chữ Công, án chóp phía bắc núi Đá Chồng, sau đó làm gấp một con đường trải nhựa chạy thành hình vòng cung từ dưới tỉnh lộ lên đến Văn Thánh miếu. Công trình hoàn tất, một trung đội biệt động quân đã được điều về để ngày đêm bảo vệ.
Âm dương bài bố đầy đủ, Nguyễn Văn Thiệu và vợ là bà Nguyễn Thị Mai Anh yên tâm, ngủ ngon và tin tưởng đến mức gửi trọn tiền đồ quốc gia cho những lời phán truyền sấp ngửa. Vì vậy mà đầu xuân 1972, Thiệu lệnh cho ba thầy Huỳnh Liên, Minh Nguyệt và Khánh Sơn nhảy lên Đài Tuyền hình Sài Gòn rêu rao cái gọi là “vận mạng quốc gia” và khéo léo đề cập đến đương kim Tổng thống đang mang mệnh trời “tam tý vi vương”.
Nhưng người tính không bằng trời tính, nhân mệnh rất khó thắng thiên.
Sâu nở ồ ạt, đá trấn yểm tự nhiên bị vỡ
Vào một buổi chiều năm 1974, lúc đó khoảng 4 giờ, đùng một phát, từ lưng chừng núi, ngọn Đá Dao - linh vật trấn yểm giữ vận mạng đời Nguyễn Văn Thiệu như lời thầy phán bị vỡ đôi lăn lông lốc xuống, đánh vỡ ba hòn đá Mặt Quỷ và lăn xuống chân núi giữa một chiều không mưa, trời quang mây tạnh...khiến mọi người vô cùng kinh hãi.
Vào dịp Tiết Kinh trập (sâu nở) mùa xuân năm 1975, toàn vùng Văn Sơn, Bình Sơn, Khánh Hải, Ninh Chữ đột nhiên xảy ra một trận thiên địch lớn chưa từng thấy. Hàng đàn sâu bọ, côn trùng các loại, nhất là sâu róm, sâu gai xuất hiện dày đặc, quét hết đợt này, đợt khác lại xuất hiện tràn qua đường lộ và cầu Lăng Ông. Chúng tàn phá sạch sẽ các loại hoa màu, ruộng lúa. Đây là vùng đất chuyên trồng hành lá, sâu bò lổn nhổn đầy đường, đầy đất nên nhiều gia đình phải chạy di tản. Sau đó là hàng dàn bươm bướm hàng ti tỉ con bay rợp trời.
> Đọc thêm loạt bài về chuyện phong thủy, âm dương liên quan đến người nổi tiếng, sự kiện nổi tiếng
Tại núi Đá Chồng, trong các hốc đá của hòn Đá Dao bị vỡ, sâu và bọ hung cũng xuất hiện lũ lượt. Chúng túa ra, bò hàng đàn qua lộ và nối nhau mất hút ra phía biển. Dân chúng đồn đãi kháo nhau: vận ông Thiệu đã hết. Đá Mặt Quỷ, hòn Đá Dao ngã đổ đồng nghĩa với “mệnh trời” của Nguyễn Văn Thiệu cũng ngã theo.
Đầu năm 1975, Quân Giải phóng đã đánh chiếm tỉnh Phước Long, vận đúng như lời thầy tử vi đã
Trên một website, ông Trịnh Cường ở khu phố Khánh Giang, thị trấn Khánh Hải năm nay 76 tuổi cho biết: “Cỡ 4 giờ chiều tôi ra sân bóng thì nghe một tiếng rền rất to. Ngước nhìn lên thấy rõ hòn Đá Dao sụp xuống, chỉ còn trơ phiến đá làm đế. Mọi người chạy lên xem rất đông, xôn xao về một điềm báo gì đó. Điều dễ thấy nhất là không bao lâu Tổng thống Mỹ Ních-xơn từ chức. Trên địa bàn Ninh Hải lại xảy ra nhiều sự kiện lạ lùng khác. Sâu bọ ở đâu xuất hiện nhiều vô kể, băng qua đường nhựa và cầu Lăng Ông. Kế đến là vụ bướm bay từng đàn rợp trời. Đây cũng là năm Tổng thống Thiệu có lệnh tổng động viên. Thanh niên, học sinh, sinh viên đều bị huy động ra trận. Con trai ông Tám Sinh gần nhà tôi làm lính tò te, chủ yếu canh gác trong làng, vậy mà đùng một cái bị đẩy ra trận, 3 ngày sau thì chở xác về. Không khí tang tóc bao phủ các nhà, tiếng khóc ai oán vang khắp nơi".
phán "Giáp Tý, kỵ Ất Mão". Con chuột kỵ con mèo, thế nhưng để lên dây cót tinh thần, trên mặt báo ở Sài Gòn vẫn còn nhan nhãn lời những kẻ xu nịnh, a tòng ca tụng "quý số" và tài năng của ông Thiệu đại loại như: "Là người lãnh tụ phải biết trị quốc. Cụ Ngô Đình Diệm cầm quyền 9 năm bị 2 lần đảo chánh, vậy không biết trị quốc và quá tin người nên chết thảm. Đại tướng Dương Văn Minh cầm quyền 3 tháng bị 1 lần đảo chánh, vì không biết trị quốc nên thân bại danh liệt.
Nguyễn Khánh cầm quyền 13 tháng, Phan Huy Quát 5 tháng, Nguyễn Cao Kỳ 2 năm, tất cả đều bị lật đổ, vậy không biết trị quốc nên sự nghiệp tiêu tùng. Riêng ông Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền 10 năm không một lần đảo chánh, vậy là người biết trị quốc - xứng danh là lãnh tụ".
Ca tụng làm vậy, nhưng việc đến tất sẽ đến. Cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc thắng lợi vang dội từ các chiến trường Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và đúng ngày 16/4/1975, toàn tỉnh Ninh Thuận được giải phóng, phòng tuyến thép bảo vệ Sài Gòn từ xa mà Nguyễn Văn Thiệu lập ra tại Phan Rang đã bị đập nát nghiền như tương bột. Tàn quân rầm rộ nối đuôi nhau tháo chạy cả ngày lẫn đêm.
Nhớ hồi khởi đầu sự nghiệp Thiệu, "quỷ cốc tiên sinh" Huỳnh Liên được Thiệu rước vào dinh đã phán chắc nịch: "Thầy cầm tinh Giáp Tý, năm Quý Mão (1963) tất gặp chông gai. Thầy phải đích thân đứng ra đẩy bật tảng đá chắn đường mình đi, nếu không thì mạng vận của thầy sẽ bị tảng đá này đè nát". Vợ chồng Thiệu tin sái cổ. Huỳnh Liên còn phán thêm: "Số phần đã vạch, thầy chớ có nhị tâm mà rước họa vào thân, chết không toàn mạng".
Nguyễn Văn Thiệu đã líu ríu thề độc sẽ theo phe đảo chính, chính thức ký tên vào danh sách những kẻ sẽ nhúng tay vào tắm máu anh em Ngô Đình Diệm vào ngày 1/11’1963. Lúc ấy Thiệu đang là tư lệnh Sư đoàn 5 cơ động đóng quân tại Biên Hòa, liền trở mặt với Diệm-Nhu kéo về bao vây, tấn công Dinh Gia Long.
Về sau, ai hỏi đến, Thiệu lấp liếm cho rằng, chỉ nổ súng khi biết chắc Diệm và ông Nhu đã thoát ra ngoài. Quẻ bói của "quỷ cốc tiên sinh" giúp Thiệu lập công, “đẩy bật tảng đá chắn đường mình đi” đã linh nghiệm, tạo đà cho Thiệu gác việc binh đạo trở thành một chính trị gia. Từ đại tá ông Thiệu bay vù lên thiếu tướng nhờ lập công lớn, tham gia đảo chánh và điều đó chính thức giúp Thiệu đặt những bước chân đầu tiên lên nấc thang quyền lực trong bộ máy chánh quyền Sài Gòn đang cảnh rối ren, hỗn loạn “quần ngư tranh thực”. (Còn nữa).
**Bài đăng trên ấn phẩm chuyên đề ĐS&PL