Những người lần đầu tiếp xúc với cô không tránh khỏi cảm giác ghê sợ.
Từ những cuộc chiến dai dẳng
Chồng chết, Bibi bị ép làm vợ của anh rể và luôn sống trong tủi nhục, đau đớn. Cách đây khoảng 1 năm, có kẻ đã đổ axit vào mặt Bibi khi cô đang ngủ. Dù đau đớn, hoảng loạn nhưng cô tin rằng chính người chồng thứ hai là thủ phạm. “Tôi rơi vào vực thẳm, đau đớn cả về tinh thần và thể xác. Tôi nung nấu ý nguyện phải trừng phạt kẻ đã hại mình. Tôi muốn đổ axit vào mặt anh ta. Không chỉ anh ta mà tất cả những kẻ đã dùng axit hại người khác” , cô nói trong uất hận.
Naziran Bibi khao khát pháp luật áp dụng cách thức “máu trả bằng máu” đối với kẻ đã hắt axit vào cô. Cơn thịnh nô của cô dường như làm nóng cả căn phòng nhỏ trong một văn phòng từ thiện tại thủ đô Pakistan:”Kẻ nào đổ axit vào mặt người khác, kẻ đó cũng phải chịu hình phạt tương tự. Vâng, tôi muốn chuyện này phải được thực thi. Cuộc sống của tôi dường như đã kết thúc”.
Còn cô bé Naila Farrhat mới chỉ 13 tuổi đã bị một gã đàn ông ném cả bịch axit vào mặt. Nguyên nhân là do cha mẹ cô bé không chấp nhận hắn làm con rể. Kẻ thủ ác chỉ bị kết án 12 năm tù giam và nộp phạt 1,2 triệu rupee (14.250 USD) bồi thường thiệt hại, tuy nhiên khi hắn kháng án, tòa phúc thẩm đã giảm nhẹ hình phạt và tuyên bố thủ phạm có thể được thả ngay khi hắn nộp đủ tiền bồi thường.
Nhưng phụ nữ bị tạt axit như Naziran Bibi đã vận động chính phủ thay đổi luật để ngăn chặn các vụ tấn công tàn bạo
Bất mãn với bản án, cô bé Farrhat và quỹ Những nạn nhân sống sót của tội phạm axit (ASF) đã đâm đơn khiêu nại lên tòa án Tối cao Pakistan. Đây là vụ tấn công bằng axit đầu tiên được tòa án cấp cao nhất Pakistan thụ lý. Kết quả, Chánh án đã đảo ngược quyết định của Tòa phúc thẩm trong vòng vài phút. Vị Chánh án đặc biệt quan tâm tới vụ việc này và đề nghị chính phủ thông qua đạo luật mới để kiểm soát việc buôn bán axit cũng như tăng hình phạt liên quan tới hoạt động tấn công bằng axit.
Nỗi đau của nạn nhân
Tạt axit là hiện tượng thường gặp ở Campuchia, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và nhiều quốc gia châu Á khác. Theo nghiên cứu của hai tổ chức Taru Bahl và M. H. Syed, có đến 80% nạn nhân các vụ tấn công bằng axit là phụ nữ và gần 40% trong số đó dưới 18 tuổi. Nhiều năm trở lại đây, Pakistan xem “quốc nạn” về tình trạng tạt axit đến mức báo động.
Trên thực tế thì nạn nhân bị tấn công bằng axit có tỷ lệ sống cao nhưng phải đối mặt với những hậu quả nặng nề về mặt thể xác. Đối với trường hợp nào có điều kiện có thể tìm đến phẫu thuật chỉnh hình. Tuy nhiên thách thức lớn nhất là vấn đề về tâm lý. Phần lớn nạn nhân thường rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng. Các vết sẹo khiến họ xấu hổ, trốn tránh xã hội vì sợ những lời rèm pha.
Mong muốn báo thù của những nạn nhân là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nhóm phụ nữ ở Pakistan lại nghĩ tới những vấn đề lớn hơn. Họ tích cực vận động chính phủ thay đổi luật để ngăn chặn các vụ tấn công tương tự. Đối với các quốc gia khác, các nạn nhân muốn lật lại luật pháp đã vô cùng khó khăn, huống chi Pakistan lại là nước Hồi giáo bảo thủ. Ở đây, người phụ nữ, đặc biệt những người sống tại các vùng nông thôn nghèo bị coi như một dạng hàng hóa và ít khi được cảnh sát bảo vệ. Họ cũng chịu sức ép không được làm tổn hại đến danh dự của gia đình. (còn tiếp)
Mai Hương