Tháng 7/2007, Đảng ủy Chi cục QLTT có quyết định về kiểm tra văn bằng, chứng chỉ của toàn bộ cán bộ, công chức trong Chi cục. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện 3 trường hợp sử dụng văn bằng tốt nghiệp cấp 3 không hợp pháp để đi học đại học và đã được cấp bằng đại học.
Đó là các ông Dương Ngọc Thất - Đội trưởng Đội QLTT số 2 và ông Phạm Xuân Trưng - Đội phó Đội QLTT số 4 có văn bằng đại học (ĐH) Luật, loại hình đào tạo từ xa do ĐH Huế cấp năm 2000; ông Trương Huy Lâm - Đội phó Đội QLTT số 5 có văn bằng ĐH kế toán loại hình đào tạo tại chức do Trường ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội cấp năm 1996.
Cả ba trường hợp này đều không học hết cấp 3, nhưng lại có các văn bằng ĐH nói trên và sau khi có được tấm bằng ĐH, những trường hợp này đều được bố trí giữ các chức vụ quan trọng và bổ nhiệm vào ngạch kiểm soát viên (ngạch chuyên viên), mã số 21 189.
Ngày 12/10/2007, Sở Nội vụ đã có Công văn số 1242/SNV-TTr về việc xử lý bằng cấp bất hợp pháp gửi Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Công Thương) đề nghị chỉ đạo làm rõ việc sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 không hợp pháp và tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật theo quy định đối với các trường hợp sử dụng văn bằng không hợp pháp nói trên, đồng thời báo cáo Sở Nội vụ để hạ ngạch lương đối với 3 trường hợp sử dụng bằng không hợp pháp này để nâng ngạch trước đây.
Bằng tốt nghiệp Bổ túc VHTH của ông Phan Tiến Ngà ghi kỳ thi tốt nghiệp ngày 2-6-1987.
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, mặc dù đã miễn nhiệm chức vụ, nhưng 3 cán bộ sử dụng văn bằng ĐH bất hợp pháp trên, vẫn được hưởng ngạch chuyên viên với hệ số lương là 4,98 mà không bị xử lý kỷ luật về việc sử dụng văn bằng không hợp pháp theo Nghị định số 35/2005/NĐ-CP, ngày 17-3-2005 của Chính phủ.
Điều bất thường nữa là vào ngày 29/6/2009, Chi cục QLTT có công văn số 121/QLTT và ngày 2/10/2009, có công văn số 200/QLTT gửi cho Sở Công Thương báo cáo việc xử lý kỷ luật đối với 3 trường hợp nói trên đã hết thời hiệu (xử lý việc hạ ngạch).
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình đã thẩm tra, xác minh nhiều vấn đề mà cán bộ, công chức ở Chi cục QLTT tố cáo đối với các sai phạm của ông Phan Tiến Ngà - Phó giám đốc Sở Công Thương, Bí thư Đảng ủy bộ phận, Chi cục trưởng Chi cục QLTT; trong đó có nội dung ông Ngà với tư cách người đứng đầu cơ quan song đã không chỉ đạo xử lý nghiêm và dứt điểm sai phạm của 3 cán bộ sử dụng văn bằng không hợp pháp theo đúng quy định.
Năm ngoái, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình kết luận nội dung tố cáo này là đúng và yêu cầu lãnh đạo Chi cục QLTT xử lý kỷ luật 3 cán bộ sử dụng văn bằng không hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày 27/6/2012, trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Phan Văn Thường - Giám đốc Sở Công Thương - cho hay: Sở vừa mới nhận được công văn số 133/QLTT của Chi cục QLTT gửi cho Sở về việc đề nghị cơ quan chức năng xếp lại ngạch lương cho 3 cán bộ sử dụng văn bằng không hợp pháp này phù hợp với trình độ học vấn và ngạch hiện đang giữ là kiểm soát viên thị trường.
Hiện phía Sở đang tiến hành làm các thủ tục theo quy định để gửi cho Sở Nội vụ đề nghị ra quyết định hạ ngạch 3 cán bộ này theo quy định.
Theo phản ánh của bạn đọc, ông Phan Tiến Ngà cùng các ông Hồ Văn Vượng - Đội trưởng Đội QLTT số 5 huyện Bố Trạch và ông Đặng Văn Hiệu - Đội trưởng Đội QLTT số 6 huyện Quảng Ninh đều “lọt lưới” trong lần kiểm tra văn bằng do Đảng ủy Chi cục QLTT tổ chức vào tháng 7/2007.
Mặc dù sau đó đã có đơn tố cáo gửi cho các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ việc có hay không 3 cán bộ này không có hoặc sử dụng văn bằng tốt nghiệp cấp 3 không hợp pháp để học ĐH và được đề bạt, nâng ngạch, song đến hiện tại không hiểu lý do gì mà không thấy cơ quan chức năng nào kiểm tra, kết luận.
Trong khi giấy chứng nhận tốt nghiệp BTVHTH lại ghi kỳ thi tốt nghiệp ngày 2/12/1987.
Theo tài liệu chúng tôi thu thập được thì vấn đề bằng tốt nghiệp cấp 3 của ông Ngà có dấu hiệu bất thường. Cụ thể bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa trung học (BTVHTH) có trong hồ sơ cán bộ của ông Ngà được ký cấp ngày 10/2/1988 nêu rõ “Cấp cho Phan Tiến Ngà, sinh ngày 20-12-1953 tại Bắc Trạch - Bố Trạch - Bình Trị Thiên đã tốt nghiệp B.T.V.H trung học trong kỳ thi ngày 2-6-1987 tại hội đồng thi Huế. Theo chương trình tại chức, xếp loại trung bình”.
Còn theo theo giấy chứng nhận tốt nghiệp BTVHTH do ông Phan Văn Hiền, Phó Trưởng phòng khảo thí và kiểm định chất lượng Sở Giáo dục - Đào tạo Thừa Thiên Huế thừa lệnh Giám đốc ký ngày 15/6/2011, lại ghi “thí sinh Phan Tiến Ngà... đã trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa trung học khóa ngày 2-12-1987, số báo danh 204”...
Đối chiếu giữa bằng tốt nghiệp và giấy chứng nhận tốt nghiệp nói trên cho thấy sự mâu thuẫn về thời gian thi tốt nghiệp của hai văn bản này. Cụ thể trong văn bằng tốt nghiệp ghi kỳ thi tốt nghiệp ngày 2/6/1987, trong khi đó giấy chứng nhận tốt nghiệp lại ghi kỳ thi tốt nghiệp vào ngày 2/12/1987. Như vậy ngày thi tốt nghiệp giữa hai văn bản này chênh nhau đến 6 tháng, cùng đó cả bằng tốt nghiệp và giấy chứng nhận đã tốt nghiệp BTVHTH đều không ghi cụ thể tốt nghiệp tại hội đồng thi nào của Huế (?!)
Một thông tin cho biết, bằng tốt nghiệp đại học tại chức ngành kế toán thương nghiệp, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội của ông Ngà được cấp năm 1993 cũng có vấn đề.
PV (Tổng hợp từ báo Quảng Bình)