“Cụ già xì tin”
Cụ Thi (SN 1924) sống cùng gia đình người con trai duy nhất tại tổ 11, phố Xa La, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội. Ở tuổi 93, lưng của cụ đã còng, di chuyển chậm chạp, miệng bỏm bẻm nhai trầu. Tuy nhiên, không giống các cụ già lớn tuổi khác dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, cụ Thi lại dành nhiều thời gian cho việc vào Google để đọc báo, xem tin tức. Cụ cũng thường xuyên cập nhật Facebook để giữ liên lạc với gia đình, cụ cũng sử dụng thành thạo Skype. Ngoài ra, cụ Thi còn tham gia vào các diễn đàn về văn học và để lại những bình luận trên đó.
“Cuộc đời mẹ chồng tôi đã chịu không ít nỗi vất vả, bởi thế, khi về già, tôi luôn ủng hộ tất cả niềm đam mê của mẹ. Từ vẽ tranh tới triển lãm hội họa, hay truy cập Internet, tôi đều ủng hộ, miễn là mẹ vui. Có lần, tôi có một cô bệnh nhân chồng là nhà báo, tôi khoe chuyện mẹ chồng mình biết vẽ tranh, ngay hôm sau vợ chồng cô bệnh nhân đó đến nhà tôi xem. Họ bất ngờ khi những bức tranh cụ vẽ lại có hồn đến thế. Sau đó họ đã giới thiệu những bức tranh đó với họa sĩ Đặng Thị Khuê, bà Khuê khi ấy cũng đang tìm những người không học vẽ tranh mà biết vẽ. Đến năm 1997, mẹ chồng tôi được mở triển lãm tranh”, bà Chức kể.
Bà Chức hiểu mẹ chồng từ chuyện ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và những tâm tư gửi vào cuốn tiểu thuyết ngàn trang. “Mẹ chồng tôi từ nhỏ chỉ ăn cơm với tương. Đến khi về già thì ăn cơm với rau, dưa, cà... cụ không thích ăn thịt cá, hầu như ăn chay. Tôi hiểu hết những điều mà mẹ chồng mình muốn. Chúng tôi chỉ mong cụ thật khỏe mạnh, sống lâu với con cháu”, bà Chức tâm sự.
Trao đổi thêm với PV báo Người Đưa Tin, ông Vũ Văn Khoa, tổ trưởng tổ dân phố 11 (Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi cũng cảm thấy rất vui khi cụ Lê Thi được lên báo nước ngoài. Tinh thần ham học hỏi, triết lý sống của cụ Lê Thi rất đáng để nhiều người học hỏi”.
Xem thêm:
Cá trong ao chết trắng và cách xử lý ao nuôi cá mùa nắng nóng
Thư gửi con dâu tương lai sau khi xem ‘Sống chung với mẹ chồng’
Thanh Lam – Mai Thu