Cuộc đời tủi nhục của các Gisaeng

Thứ 6, 28/12/2012 00:07

Từ trước tới nay, nhiều người cho rằng: Gisaeng là từ mà người ta gọi những cô gái chỉ biết rót rượu và phục vụ khách tại các kỹ viện ở thời đại Chonsu của Triều Tiên. Tuy nhiên trong thực tế, các Gisaeng của triều đại này cũng giống như những nghệ sỹ thực thụ vì họ biết hát, biết múa, và biết đánh đàn, ngâm thơ…

Nhưng ở thời đại mà giá trị của người phụ nữ không được coi trọng, những kỹ nữ tài sắc này phải sống trong một thế giới đầy những đố kỵ và tủi nhục. Thậm chí đôi khi họ bị ép phải bán mình và chấp nhận đau khổ suốt cuộc đời.

Gái bán dâm cao cấp?

Cũng như những geisha của Nhật, Gisaeng là những người có vị trí thấp trong xã hội và phải chịu những đạo luật rất hà khắc. Trong khi geisaeng luôn phải coi mình là một nghệ sĩ thực thụ thì xã hội chỉ đơn giản coi họ là những kỹ nữ mua vui.

Để trở thành một gisaeng thực thụ, thông thường những bé gái ngay từ tuổi khi còn nhỏ đã được gia đình gửi vào các trường đào tạo gisaeng.

Trong mắt nhiều người, cuộc sống của các Gisaeng là cả một thế giới thần bí khó hiểu, đầy “thâm cung bí sử”, bởi lẽ nó là một loại dịch vụ của nữ giới phục vụ cho nam giới, mà mối quan hệ qua lại giữa hai giới này bao giờ cũng chứa đựng vô vàn bí ẩn. Ai cũng biết là trong xã hội nam quyền, một số phụ nữ vì để kiếm sống mà phải phục vụ tình dục cho nam giới. Bán dâm là loại hình dịch vụ cổ xưa nhất không dân tộc nào và không nước nào là không có. Nhiều nhà sử học Triều Tiên đã cho rằng: “Ở thời kỳ đó, bậc quyền quý thường coi Gisaeng là dạng gái gọi cao cấp”.

Thời đại Chonshu của Triều Tiên, Gisaeng không chỉ là những người biết rót rượu phục vụ nam giới. Thực chất đây là một loại ả đào cấp cao, nghĩa là loại phụ nữ làm dịch vụ giúp vui cho các buổi vui chơi của nam giới bằng hình thức biểu diễn tài nghệ văn hóa., khi cần vẫn có người đồng ý bán dâm. Vì thế không giống như loại hình Geisha của Nhật chuyên làm vui lòng khách nam giới bằng các hình thức nghệ thuật lành mạnh, cao cấp thì các Gisaeng đôi khi phải bán mình và chấp nhận đau khổ suốt cuộc đời.

Vào thời đại Chonsu (bắt đầu từ thế kỷ thứ 14), dân chúng ở xứ sở Cao Ly đều rất tôn sùng đạo Phật. Ở những nơi đền chùa miếu mạo không chỉ vào những ngày lề hội, những ngày thường người dân cũng tập trung rất đông tại những nơi thiêng liêng này để cầu mong sự may mắn. Chính vì vậy mà xung quanh những đền chùa miếu mạo này mọc lên rất nhiều những quán trà phục vụ khách. Và để thu hút khách đến với quán của mình, người ta đã tuyển những cô gái xinh đẹp biết múa hát để biểu diễn phục vụ khách hang. Dần dần loại hình này được mở rộng sang các loại hình khác như quán rượu và các kỹ viện.

Quả thực, việc ra đời loại hình Gisaeng mới đã thu hút được sự chú ý của những đấng nam nhi của đất nước Cao Ly. Các hình thức nghệ thuật của Gisaeng thời đại này phong phú dần, không chỉ có ca múa mà có nhiều thứ khác như trà đạo, ngâm thơ kể chuyện, cách đi đứng duyên dáng, trò chuyện lịch sự khéo léo, cách tiếp khách và đặc biệt là phải biết đánh đàn gayageum (một loại đàn dân tộc 12 dây của Hàn Quốc) và đàn geomungo (một loại đàn dân tộc 6 dây dành cho các cung nữ thời đại Chosun)... Tại nhiều kỹ viện, có những Gisaeng được đào tạo từ bé. Lúc đầu các Gisaeng chủ yếu phục vụ cho tầng lớp bình dân, về sau họ phục vụ cho cả tầng lớp thương nhân, thậm chí là cả giai cấp thống trị ở thời điểm đó.

Gisaeng và nỗi khổ luyện không tên

Những ai đã xem phim ““Nàng Hwang Ji In” của điện ảnh Hàn Quốc chắc còn nhớ cảnh gian khổ tập luyện nghệ thuật như hát, múa, thực hành trà đạo, rót rượu, đánh đàn gayageum… và giọt nước mắt tủi nhục của cô khi hành nghề phục vụ cánh đàn ông. Thực chất chỉ có những người trong cuộc mới thấu hiểu được nỗi vinh nhục của cái nghiệp họ theo đuổi.

Để trở thành một gisaeng thực thụ, thông thường những bé gái ngay từ tuổi khi còn nhỏ đã được gia đình gửi vào các trường đào tạo gisaeng. Ở đây họ phải học rất nhiều thứ, từ ngâm thơ đọc sách kể chuyện, múa cổ điển, hát các bài ca truyền thống, chơi đàn gayageum, geomungo và làm thơ sijo- những loại hình văn hóa riêng của Triều Tiên. Ngoài ra các gisaeng cũng phải học , chơi trống, trà đạo, thư pháp, trò chuyện, trang điểm ... cho tới cách đi đứng yểu điệu, cách cúi người khi chào, cách tiếp rượu... Mỗi geisaeng đều phải khổ luyện để có thể trở thành một kỹ nữ tài năng. Bởi không chỉ cần có sắc đẹp, họ cần phải có tài thì mới mong tồn tại được trong xã hội Triều Tiên khi xưa. Vì thế họ là một bậc thầy về việc giữ gìn sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp và kiên trì trong luyện tập đến mức khó tin.

Theo các nhà sử học của Triều Tiên cho biết, chương trình đào tạo này sử dụng các kiến thức tâm lý, xã hội-nhân văn rất phong phú. Qua quá trình đào tạo gian khổ, cuối cùng họ trở thành loại người có văn hóa ứng xử lịch sự duyên dáng, khả năng giao tiếp vô cùng tự nhiên và có sức hấp dẫn nam giới. Sở dĩ phải trải qua quá trình khổ luyện này là khách hàng của các gisaeng đa phần đến từ nhiều nhà quý tộc, các công tôn vương tử hoặc những người có địa vị cao trong xã hội khi đó.

Sau quá trình khổ luyện vài năm, các Gisaeng sẽ được gửi tới các kỹ viện để phục vụ khách. Đa phần trong số này là rót rượu và mua vui cho khách bằng các loại hình nghệ thuật đã được học tại ‘trường”. Nếu khách có nhu cầu, thì có một số Gisaeng sẽ phục vụ “tới bến” để làm hài lòng khách.

Hwang Jini - gisaeng danh tiếng nhất thời Chonsu

Sau khi thời đại Chonsun kết thúc, người Triều Tiên cũng ít nhắc về các gisaeng lừng lẫy một thời. Chỉ đến cuối năm 2005, tại Hàn Quốc thì những câu chuyện về Gisaeng mới được lôi ra và kể lại ở khắp mọi nơi trên phim ảnh, trong âm nhạc, các vở kịch và truyện tranh. Các nhà sản xuất thi nhau lấy đề tài Gisaeng làm kinh doanh. Có rất nhiều bộ phim lấy đây làm chủ đề chính nhưng nổi trội nhất là Hwang Jini , bộ phim kể về một nữ hoàng trong thế giới Gisaeng dưới triều Chosun.

Hwang Jini không chỉ là một người con gái rót rượu cho các quý ngài, hay một cô gái mua vui bán thân cho khách mà còn là một hình ảnh thu nhỏ của một Gisaeng lý tưởng: Năng khiếu thơ ca, nghệ thuật viết chữ đẹp và hội họa. Điểm nổi bật nhất của Gisaeng này chính là ở chỗ mặc dù cô là một đứa con hoang nhưng muốn khẳng định mình leo lên nấc thang cao nhất trong xã hội có tôn ti trật tự nghiêm ngặt của triều đại Chosun ngày ấy.

Hwang Jini Hwang Jini (1520 – 1560) còn được biết đến với tên gisaeng Myung Wol, là kỹ nữ huyền thoại của triều đại Chosun, sống trong thời trị vì của vua Jung Jong. Cô nổi tiếng với vẻ đẹp hiếm có, trí thông minh và sự hiểu biết hơn người.

Mặc dù tuổi thơ cũng như ngày sinh và ngày mất của Hwang Jini không được biết đến, nhưng các tư liệu hiếm hoi ghi chép về cuộc đời cô cho rằng, cô là con gái của một quý tộc ở Gaesung; nhưng cũng có thông tin nói cô là con của người kỹ nữ mù tên Hyun Hak Geum, nổi tiếng với tài chơi đàn gayageum.

Mẹ của Hwang Jini vì không muốn con gái lặp lại cuộc đời đầy đau khổ của mình nên đã giao cô cho một vị sư già sống ở ngôi chùa xa xôi trên núi Sunggeo, trông nom. Nhưng định mệnh của Hwang Jini thì không thể thay đổi. Một ngày kia, cô bé Hwang Jini đi ngang qua một tiệc rượu đình đám có gisaeng hát múa giúp vui. Cô bị mê mẩn bởi vẻ đẹp của các gisaeng và những nhạc cụ tao nhã. Đêm đó, Hwang Jini không tài nào chợp mắt được. Ngày hôm sau, cô chạy trốn khỏi ngôi chùa và đi đến một trường đào tạo gisaeng. Lúc đó Hwang Jini đã 7 tuổi, quá tuổi để nhập học trường gisaeng, nhưng nhiệt huyết và tình yêu vô bờ dành cho những môn nghệ thuật cô yêu thích đã giúp cô trở thành một trong những gisaeng trẻ con giỏi nhất trường Songdo.

Năm 16 tuổi, Hwang Jini yêu Kim Eun Ho, con trai của một nhà quý tộc. “Anh là em và em là anh” – họ đã thề thốt với nhau như vậy. Nhưng tình yêu giữa gisaeng và quý tộc không được chấp nhận trong thời đại đó. Đối mặt với sự hà khắc của luật lệ, họ đã tìm cách chạy trốn, nhưng cuộc đào tẩu này bị người đứng đầu vũ đoàn Songdo – Baek Moo và mẹ của Eun Ho ngăn chặn.

Bị buộc cắt đứt mối quan hệ với Hwang Jini, Eun Ho đã chọn cái chết để bảo vệ tình yêu trọn vẹn của đời mình. Khi đám tang đi ngang nhà của Hwang Jini trong cơn mưa nặng hạt, những người phu không thể nào dịch chuyển nổi quan tài của Eun Ho. Có vẻ như cả khi đã chết, linh hồn của Eun Ho vẫn không thể từ bỏ tình yêu dành cho cô. Hwang Jini đã phủ áo khoác của mình lên quan tài, bày tỏ tình cảm thâm sâu và vĩnh cửu dành cho anh, như thể đang cố gắng xoa dịu nỗi đau của người yêu. Chỉ đến lúc này, đám tang mới có thể tiếp tục lên đường. Những ai chứng kiến cuộc chia cắt bi thương của đôi tình nhân trẻ đã phải quay mặt đi để giấu những giọt nước mắt thương cảm, trước cảnh tượng đau thắt lòng này. Mưa tuôn xối xả khi một tình yêu đẹp đi về bên kia thế giới. Ngày hôm đó, Hwang Jini thề sẽ chống lại xã hội và đoàn trưởng Baek Moo – người đã giết chết mối tình đầu trong sáng của cô…

Trong suốt cả cuộc đời mình sau này, Hwang Jini gần như cống hiến tất cả cho tình yêu và niềm đam mê nghệ thuật. Đến khi từ giã cõi đời, nàng đã để lại nhiều tuyệt phẩm thơ ca, âm nhạc do mình sáng tác cùng nhiều bí mật mang theo. Không những thế, tinh thần đấu tranh của Hwang Jini chống lại sự phân biệt giai cấp đã biến cô trở thành một trong những ví dụ điển hình của tinh thần kháng cự mãnh liệt những bất công trong xã hội Triều Tiên khi đó.

Hải Hiền (Theo Wanbao)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.