Cuộc săn tìm kho báu họ Mạc nổi tiếng trong lịch sử

Cuộc săn tìm kho báu họ Mạc nổi tiếng trong lịch sử

Thứ 5, 27/12/2012 23:51

Đến nay nhiều người dân Hà Tiên vẫn thuộc lòng chuyện viên tỉnh trưởng Hà Tiên suýt chết vì dám mạo phạm khu lăng mộ họ Mạc để tìm kho báu.

Đầu thế kỷ XX, Việt Nam dưới quyền cai trị của chế độ Thực dân Pháp, đứng đầu tỉnh Hà Tiên là viên Chánh Tham Biện Roux Serret, một người cực kỳ am hiểu Hà Tiên và lịch sử dòng họ Mạc. Họ Mạc xuất thân từ Trung Quốc nên viên quan Pháp này suy luận rằng, khối tài sản khổng lồ đó được dấu không nơi nào khác ngoài những khu mộ của dòng họ Mạc.

Bất động sản - Cuộc săn tìm kho báu họ Mạc nổi tiếng trong lịch sử

Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt đầu đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa. Hà Tiên lúc bấy giờ giao thông đường bộ còn khó khăn, nhiều đầm phá thấp trũng. Với chủ trương mở đường phục vụ cho công cuộc khai thác và bóc lột, viên quan Pháp nhân cớ làm đường hắn đã đưa núi Bình San, nơi có khu lăng mộ của họ Mạc vào dự án đào đất. Tư liệu của họ Mạc từ lời kể của cụ Thiềm Văn Tường, con rể ông Mạc Tử Khâm (ông mất tháng 7 năm 1988) ghi lại rằng: thời đó (1911) người Pháp nổ lực đắp đường, xây lộ trong tỉnh lỵ Hà Tiên, viên Tỉnh trưởng trực tiếp đốc thúc công trình đào ao lấy đất và phá núi (núi Bình San ngày nay) lấy đá làm đường....

Những khối đất, đá ở núi Bình San bị viên quan tham chỉ đạo công nhân hùng hục đào ngày đêm, khi đến khu mộ bà Hiếu Túc Thái Phu Nhân (vợ cả Mạc Thiên Tích) thì đất đá rất cứng. Viên quan Pháp đưa tù khổ sai đến phá cho bằng được. Nhưng khi mở được khu hầm mộ, số tài sản trong kho báu mà tên tham quan này dự đoán cũng chỉ là một vài cái trâm cài tóc, vòng trang sức đeo tai, cổ của nhà Phật...ít giá trị. Thất vọng, hắn liền đem trả những đồ này lại cho con cháu họ Mạc để che giấu âm mưa, đồng thời ra lệnh di chuyển mộ bà Hiếu Túc Thái Phu Nhân về khuôn viên khu mộ dòng Mạc (nay nhìn từ trên xuống cách mộ Mạc Cửu khoảng 20 m, nằm bên phải).

Sau đó, người dân tương truyền rằng viên quan Pháp đã bị tiền nhân nổi giận trả thù. Trong tài liệu của nhà ngiên cứu Trương Minh Đạt ghi lại sự kiện này như sau: Mấy ngày sau y cưỡi ngựa đi thăm công trường thi công ở núi Bình San, khi đến khu lăng họ Mạc thì một cơn dông bất chợt ập đến, sấm sét mưa gió ầm ầm nổi lên. Sợ quá viên quan Pháp vội nép ngựa vào một gốc phi lao lớn nhất, cạnh lăng họ Mạc. Đang ngồi trên lưng ngựa trú mưa, bỗng một tiếng sét dữ dội đánh xoẹt trúng ngay cây phi lao nơi y đứng làm cành cây gãy xuống, đè ngay cửa tam quan bên phải của lăng. Một nhánh phi lao rơi trúng ngay con ngựa của y, làm nó giật mình lồng lên hí một hơi, hất tung viên quan Pháp rơi xuống đất và bị thương nặng.

Sự việc này xảy ra chỉ sau ít ngày mộ của bà Mạc Thiên Tích bị cạy phá, khiến viên quan hết sức hoang mang và tin rằng hắn đã khuynh động đến lời nguyền của tiền nhân. Ngay sau khi bình phục hắn vội làm lễ khấn vái, tạ lỗi rồi cho các thợ xây làng Mỹ Đức (nay xã Mỹ Đức) gần đó đến xây bít kín cổng tam quan bên trái, nay vẫn còn dấu tích. Cũng từ đó viên quan Pháp không dám bén mạng đến khu lăng linh thiêng này nữa, tất nhiên công trình đào đất ở núi Bình San cũng dừng ngay sau đó. Nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt nói thêm, hàng phi lao mang dấu tích nổi giận của tiền nhân xưa nằm ngay trước khu mộ họ mạc, thuở bé ông và đám bạn vẫn hay ra hóng mát, nhưng qua biến động thời gian nay không còn nữa.

K.A


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.