Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời, hưởng thọ 100

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời, hưởng thọ 100

Thứ 5, 30/11/2023 | 10:27
0
Với giọng Đức, sự hóm hỉnh sắc sảo, và niềm đam mê giao lưu, ông Henry Kissinger được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới.

Ông Henry Kissinger, một học giả, chính khách và nhà ngoại giao nổi tiếng, người nắm giữ quyền lực vô song đối với chính sách đối ngoại của Mỹ trong suốt chính quyền của Tổng thống Richard M. Nixon và Tổng thống Gerald Ford, và là người trong nhiều thập kỷ sau đó, với tư cách là nhà tư vấn và nhà văn, đã đưa ra những quan điểm định hình nền chính trị và kinh doanh toàn cầu, đã qua đời tối ngày 29/11 giờ địa phương (sáng 30/11 giờ Việt Nam) tại nhà riêng ở Connecticut, hưởng thọ 100 tuổi.

Công ty tư vấn Kissinger Associates của ông đã thông báo về việc ông qua đời trong một tuyên bố vào tối 29/11, nhưng không tiết lộ nguyên nhân.

Là một “người khổng lồ” của Đảng Cộng hòa, ông Kissinger vẫn duy trì được tầm ảnh hưởng cho đến cuối đời, phần lớn nhờ vào việc thành lập Kissinger Associates vào năm 1982, một công ty tư vấn địa chính trị có trụ sở tại Thành phố New York và là tác giả của một số cuốn sách về các vấn đề quốc tế.

Heinz Alfred Kissinger sinh ngày 27/5/1923 ra ở Furth, Đức. Là một người Do Thái nhập cư chạy trốn khỏi Đức Quốc xã, ông trở thành Henry Alfred Kissinger sau khi cùng gia đình chuyển đến Mỹ vào năm 1938.

Khi đó ông nói được rất ít tiếng Anh. Nhưng ông đã khai thác được trí tuệ nhạy bén, khả năng thông thạo lịch sử và kỹ năng viết văn của mình để thăng tiến nhanh chóng từ một sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard thành một giảng viên của trường đại học danh tiếng.

Thế giới - Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời, hưởng thọ 100

Dưới sự chứng kiến của Tổng thống Richard Nixon, ông Henry Kissinger tuyên thệ nhậm chức Ngoại trưởng Mỹ trước Chánh án Warren Burger, tháng 9/1973. Mẹ của ông Kissinger, bà Paula, đang cầm cuốn Kinh thánh. Ảnh: Getty Images

Ông đã cố vấn cho 12 Tổng thống Mỹ – từ John F. Kennedy đến Joseph R. Biden Jr. Với sự hiểu biết của một học giả về lịch sử ngoại giao, nỗ lực thành công trên đất Mỹ – quê hương thứ hai của mình.

Ông bắt đầu làm việc trong chính quyền Nixon vào tháng 1/1969 với tư cách Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng và sau khi được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ năm 1973, ông đồng thời giữ cả 2 chức danh – một điều rất hiếm. Khi Tổng thống Nixon từ chức, ông vẫn tiếp tục làm việc dưới quyền của Tổng thống Gerald R. Ford.

Trong nhiều thập kỷ, ông vẫn là tiếng nói quan trọng nhất của đất nước trong việc quản lý quan hệ với Trung Quốc cũng như những thách thức kinh tế, quân sự và công nghệ mà Bắc Kinh đặt ra. Ông là người Mỹ duy nhất đã tiếp xúc với mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc từ thời ông Mao Trạch Đông đến thời ông Tập Cận Bình. Vào tháng 7 năm nay, ở tuổi 100, ông đã gặp ông Tập và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác ở Bắc Kinh, nơi ông được chào đón nồng nhiệt.

Với giọng Đức, sự hóm hỉnh sắc sảo, và niềm đam mê giao lưu, ông Kissinger được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới, trái ngược hoàn toàn với hầu hết những người tiền nhiệm khiêm tốn của mình.

Ông không chỉ là ngôi sao của các tờ báo khổ nhỏ, mà còn là khách “ruột” của các tờ báo hạng nặng nghiền ngẫm các ý tưởng của ông về địa chiến lược. Khi ông được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ, một cuộc thăm dò của Gallup cho thấy ông là người được ngưỡng mộ nhất cả nước.

Nhưng ông cũng trở thành mục tiêu của những lời chỉ trích không ngừng nghỉ. Những gì ông coi là thực dụng thì nhiều nhà văn và nhà phân tích lại coi là hành động vô nguyên tắc.

Tiến sĩ Kissinger đã đạt được quyền lực, danh tiếng và sự giàu có ngoài mơ ước của hầu hết mọi người trong đời sống xã hội, tuy nhiên ông đã dành những thập kỷ cuối đời để bảo vệ bản thân và vị trí của mình trong lịch sử, giải thích rằng ông đã làm những gì ông phải làm.

Minh Đức (Theo Washington Post, NY Times, The Guardian)

Báo Trung Quốc nhận định về phản ứng của Mỹ với cách Bắc Kinh tiếp đón ông Kissinger

Thứ 7, 22/07/2023 | 14:53
Trong khi Trung Quốc dành cho "người bạn cũ" Henry Kissinger sự đón tiếp nồng hậu và trọng đại tại Bắc Kinh, thể hiện dấu hiệu tích cực cho thấy sự chân thành và mong muốn gắn kết, ổn định quan hệ, Nhà Trắng lại “lấy làm tiếc” khi cựu Ngoại trưởng Mỹ có thể gặp nhiều quan chức ở Trung Quốc hơn một số lãnh đạo Mỹ đương nhiệm.

Henry Kissinger khuyên Nga - Mỹ vạch ra khái niệm chiến lược mới

Thứ 7, 06/02/2016 | 10:15
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger kêu gọi vạch ra khái niệm chiến lược mới của quan hệ Mỹ-Nga, trong đó có thể giải quyết những vấn đề tranh chấp.

Henry Kissinger được lợi gì từ quan hệ với 5 đời lãnh đạo TQ?

Thứ 7, 25/04/2015 | 10:22
Mỗi lần sắp xếp cho các công ty Mỹ sang làm việc tại Bắc Kinh thì Henry Kissinger được trả khoảng 100 ngàn USD.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Châu Âu tự “lách” lệnh trừng phạt khi nhập dầu Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ?

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:45
Việc chuyển hướng dầu của Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là hình thức “lách” các lệnh trừng phạt mà còn tạo ra nguồn thu thuế đáng kể cho Moscow.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Đan Mạch công bố gói viện trợ quân sự thứ 18 cho Ukraine

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:40
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch khẳng định rằng tình hình ở Ukraine rất nghiêm trọng, do đó cần đảm bảo sự hỗ trợ liên tục và lớn từ các đồng minh cho Kiev.

Sở chỉ huy Ukraine bốc cháy, cột bụi bốc cao hàng chục mét sau đòn tấn công chính xác của Iskander-M Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:00
Hình ảnh từ video công khai cho thấy, sở chỉ huy của Lữ đoàn phòng không số 302 (Ukraine) đã bị phá hủy cùng một kho đạn.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.