Đã có 32.588 người mắc bệnh tay chân miệng

Thứ 6, 28/12/2012 00:03

Từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước có 32.588 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Tình hình bệnh trên toàn quốc diễn biến rất phức tạp, đã có 81 trường hợp tử vong.

Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng, dịch tay chân miệng bắt đầu gia tăng từ giữa tháng Năm, cao nhất là tuần đầu tháng Bảy, hiện nay dịch vẫn đang duy trì ở mức cao. Các trường hợp mắc và tử vong do tay chân miệng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam chiếm 80% số mắc và 90% số tử vong của cả nước.

So với cùng kỳ năm 2010, số trường hợp mắc của cả nước tăng 5,2 lần. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 96%. Các trường hợp tử vong rải rác tại 17 tỉnh, thành phố, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có số người tử vong nhiều nhất (22 trường hợp), tiếp đó là Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ngãi…

Tại Yên Bái, tính đến ngày 28/8 đã có 113 ca mắc bệnh, rải rác và không tập trung tại 7/9 huyện thị, thành phố, chủ yếu là đối với trẻ từ 5 tuổi trở xuống (trừ huyện Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ).

Trẻ em bị bệnh tay chân miệng được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1- TPHCM

Theo báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur trong tuần qua cả nước ghi nhận 2.297 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 38 địa phương, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại Bình Dương. So với tuần trước, số mắc tăng 0,7%, tử vong giảm 2 trường hợp.

Một số tỉnh có số ca mắc và tử vong do tay chân miệng cao trong tuần như Đồng Nai (272), Thành phố Hồ Chí Minh (243), Quảng Ngãi (237), Đồng Tháp (206), Tiền Giang (118), Bình Dương (115)…

Cục Y tế Dự phòng dự báo trong những tháng tới, dịch bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp với số người mắc gia tăng và dịch bệnh có thể lây lan ra nhiều tỉnh thành phố hơn.

Nguyên nhân là do bệnh tay chân miệng lây truyền do virus đường ruột, chưa có vắc-xin phòng bệnh, không có thuốc đặc hiệu. Bệnh lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt tỷ lệ người lành mang trùng cao nên dịch bệnh lây lan rất phức tạp.

Các trường hợp mắc và tử vong hiện tập trung chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi, đây là lứa tuổi đang đi nhà trẻ, mẫu giáo nên số mắc có thể gia tăng trong tháng tới khi các trường đã đồng loạt khai giảng.

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế đề xuất triển khai một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới như tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, xử lý ổ dịch tay chân miệng; tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng.

K.Duy

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.