Đà Nẵng: Cưỡng chế không có chuyện nể nang

Đà Nẵng: Cưỡng chế không có chuyện nể nang

Nguyễn Duy Cường

Nguyễn Duy Cường

Thứ 3, 20/06/2017 22:18

Đối với những vụ việc dây dưa, kéo dài, Cục trưởng chi cục Thi hành án dân sự TP.Đà Nẵng cho biết cương quyết cưỡng chế và không có chuyện nể nang.

Chiều 20/6, ban Pháp chế Hội đồng nhân dân TP.Đà Nẵng đã làm việc với cục Thi hành án dân sự thành phố. Tại buổi làm việc, Cục trưởng cục Thi hành án dân sự thành phố, ông Trần Phước Thu cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, đơn vị đã thụ lý 10.708 việc, thi hành xong 4.060 việc, số tiền đã thi hành xong gần 252 tỷ đồng.

Xã hội - Đà Nẵng: Cưỡng chế không có chuyện nể nang

 Cuộc làm việc vào chiều 20/6.

Trong 6 tháng đầu năm, cục Thi hành án dân sự TP.Đà Nẵng nhận được 54 đơn khiếu nại, tố cáo. Tất cả các đơn thư của đương sự gửi đến đều được các cơ quan Thi hành án dân sự tiếp nhận, phân loại và xử lý.

Ngoài việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định, Cục còn chỉ đạo chi cục thi hành án dân sự các quận, huyện xem xét giải quyết thông tin cho báo chí theo chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án dân sự. Nhiều đơn thư có nội dung kiến nghị, phản ánh, trình bày gửi đến cũng được các cơ quan, tổ chức giải quyết theo thẩm quyền.

Trong 6 tháng đầu năm, cục Thi hành án dân sự TP.Đà Nẵng đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 52 trường hợp. Có 2 trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án, nên số việc phải tổ chức cưỡng chế là 50 vụ, trong đó, có 38 vụ cưỡng chế có huy động lực lượng liên ngành.

Ông Thu cho biết, kê biên, tổ chức cưỡng chế chỉ thực hiện đối với những vụ việc dây dưa, kéo dài. Đối với những vụ như vậy cương quyết cưỡng chế và không có chuyện nể nang.

“Những vụ việc cưỡng chế bán đấu giá rất phức tạp. Đối với những vụ liên quan cưỡng chế nhà ở, còn phải xin chung cư thành phố để cho họ tá túc. Tuy nhiên, những nơi như vậy không có nhiều nên phải chờ đợi”, ông Thu chia sẻ.

Ông Thu thừa nhận, hiện nay, án thụ lý có giá trị lớn phải thi hành án rất khó, chủ yếu tập trung án liên quan đến kinh doanh, thương mại, tín dụng ngân hàng, tranh chấp dân sự. Đặc biệt, có 45 tài sản là nhà, đất, đã tổ chức kê biên, với số tiền phải thi hành án gần 544 tỷ đồng, đã ký hợp đồng với các tổ chức bán đấu giá nhiều lần nhưng vẫn chưa bán được. Sở dĩ có điều này vì tài sản phát mại để thi hành án, tâm lý người mua còn e ngại, không đăng ký mua.

Huy Cường - Nhâm Thân

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.