TPP đã được 12 nước thông qua
Như vậy, sau 5 năm ròng rã với vô số bất đồng và trở ngại, tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất tại thành phố Atlanta (Mỹ), mở đường cho sự ra đời khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới.
12 quốc gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam bắt đầu đàm phán TPP từ năm 2010, với mục tiêu giảm rào cản thương mại và thiết lập những tiêu chuẩn cao nhằm tăng cường thương mại và đầu tư, thúc đẩy sáng kiến, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm trong khối.
Trong phiên họp tại Hawaii (Mỹ) cuối tháng 7, các Bộ trưởng Tài chính đã không thể đạt thỏa thuận về TPP, dù nhiều vấn đề cốt lõi đã được giải quyết. Những điểm còn vướng mắc là thuế nhập khẩu sữa và phụ tùng ôtô, cũng như bảo hộ sở hữu trí tuệ và dược phẩm.
Để đạt được thỏa thuận quan trọng này, các đoàn đàm phán đã chấp nhận họp xuyên đêm 3/10 đến tận sáng 4/10 (giờ Mỹ) để vượt qua những khúc mắc cuối cùng, nhượng bộ nhau và đi đến thỏa thuận.
Bộ trưởng Thương mại Australia Andrew Robb nhận định việc trì hoãn họp báo TPP phát sinh do các nước phải xem xét các điều khoản trong một thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Úc về thời hạn bảo hộ các loại sinh dược mới.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và một số thành viên đoàn Việt Nam tham gia đàm phán TPP tại Atlanta, Mỹ (Ảnh: VOV)
Riêng với Việt Nam, TPP được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước nhảy vọt để VN đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước. Sau khi hiệp định được đưa vào thực hiện, trước mắt, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ… sẽ được miễn hoặc giảm thuế