Tại buổi thảo luận về luật Trưng cầu ý dân chiều ngày 4/6, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ nói: "Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu có khi gây hại, không thể tùy tiện".
Theo ông, dự thảo luật quy định chung chung có thể khiến "những người to mồm thành thiểu số".
Phát biểu của ông Huệ ngay lập tức vấp phải phản ứng trái chiều từ dư luận, mà phần nhiều là tiêu cực. Nhiều ý kiến cho rằng, dân trí Việt Nam không thể thấp được, bởi chúng ta đã phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ hàng chục năm trước, thêm vào đó còn sở hữu số lượng thạc sỹ, tiến sỹ thuộc Top đầu thế giới.
Không ít người còn đòi hỏi Đại biểu Quốc hội ( ĐBQH ) phải đưa ra con số cụ thể trong kết quả điều tra để...chứng minh.
ĐBQH Hà Minh Huệ với phát ngôn gây sốc về "dân trí thấp". Ảnh: Internet
Muốn biết dân trí của ta cao hay thấp, trước tiên cần phải hiểu rõ thế nào là dân trí? Theo từ điển Tiếng Việt, dân trí được hiểu cơ bản là "trình độ hiểu biết của nhân dân, nói chung". Nói như vậy là chưa chính xác, vì phân tích theo từ gốc Hán Việt, "Trí" là trí tuệ, là trình độ nhận thức, khác với "Tri" là sự hiểu biết. Do đó, "dân trí" là "khái niệm chỉ chung về trình độ nhận thức hay mặt bằng văn hóa chung của một cộng đồng hay nhóm dân cư ở 1 phạm vi nhất định". Thế nhưng, người Việt xưa nay luôn tự hào với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và ngại nhìn thẳng vào những khiếm khuyết trong văn hóa mình.
Chính vì ngại nhìn thẳng nên ta luôn cho mình là nhất, là đẹp rồi tự huyễn hoặc, ru ngủ bản thân trong giấc mộng hào hùng của quá khứ. Cứ nhìn cái cách người Việt hành xử nơi công cộng, hoặc danh thắng linh thiêng là biết dân