Các quan chức quân đội Mỹ từng đề nghị đưa tàu chiến và máy bay đến tuần tra trong phạm vi 12 hải lý tại các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam. Ngày 16/5, trong chuyến thăm đến Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định kế hoạch này không phải nằm trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Ngày 20/5 vừa qua, máy bay do thám hiện đại P-8A Poseidon của Mỹ đã tới tuần tra tại các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Phóng viên CNN có mặt trên máy bay nói rằng Lầu Năm Góc đã nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng hơn về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Máy bay do thám P-8A Poseidon của Mỹ tuần tra trên Biển Đông .
Bằng cách đối đầu với Trung Quốc về các dự án cải tạo đảo, Lầu Năm Góc muốn khẳng định rằng Mỹ không công nhận những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng, nếu như Hoa Kỳ gây áp lực quân sự , Trung Quốc sẽ lùi bước.
Tuy nhiên, Trung Quốc ngày nay không còn dễ bị Mỹ dồn ép hoặc bắt nạt như trước. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Bắc Kinh sẽ tiếp tục đáp trả mạnh mẽ sự đối đầu đến từ Mỹ. Đó là chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc, theo Foreign Policy.
Kế hoạch của Lầu Năm Góc, nếu như trở thành chính sách sẽ đem đến những hiệu ứng tiêu cực. Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đưa các tàu chiến đến khu vực tranh chấp thường xuyên hơn, tăng cường cải tạo và xây dựng cơ sở quân sự trên đảo nhân tạo và thiết lập ADIZ trên Biển Đông.
Trong khi Lầu Năm Góc muốn ngăn chặn việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, kế hoạch này chỉ càng khiến cho Bắc Kinh cứng rắn hơn trong việc tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Trước khi Lầu Năm Góc đưa máy bay tuần tra Biển Đông, Trung Quốc chưa có ý định sớm thiết lập ADIZ trê