Theo tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, vào hồi 4h ngày 29/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 700km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến 4h ngày 30/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km. Đi vào đất liền và suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp.
Bão số 5 đang thẳng tiến vào các địa phương vùng ven biển miền Bắc nước ta. (Ảnh: NCHMF) |
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Ở vịnh Bắc bộ có gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội.
Theo chuyên gia khí tượng, từ gần sáng ngày 30/9, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Các tỉnh phía Đông Bắc bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9. Từ ngày 30/9 ở Bắc bộ và bắc Trung bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.
Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động mạnh.
Ngoài bão số 5, hiện ở ngoài khơi Thái Bình Dương đã xuất hiện một cơn bão nữa có tên là Nalgae đang di chuyển nhanh theo hướng Tây. Khoảng ngày 2-10 (tức ngay sau khi bão số 5 vừa tan), cơn bão này sẽ vào biển Đông và nhiều khả năng cũng sẽ đổ bộ vào nước ta trong tuần tới.
Để chủ động đối phó với cơn bão số 5, Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện khẩn yêu cầu UBND các tỉnh, TP: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, các tỉnh ven biển miền Trung từ Nghệ An đến Phú Yên; các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Quốc Phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, GTVT, Thông tin và Truyền thông, VHTT&DL, Y tế, Công thương, Ngoại giao; Ủy ban QG Tìm kiếm cứu nạn; Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão T.Ư; Trung tâm Khí tượng Thủy văn QG, các cơ quan thông tấn báo chí.
Công điện nêu rõ, Bão số 5 đang họa động trên khu vực Bắc biển Đông; đây là cơn bão rất mạnh, sức gió vùng tâm bão cấp 12, giật cấp 13, cấp 14; hiện nay bão đang di chuyển nhanh về phía bờ biển nước ta, khoảng trưa, chiều ngày 30/9 bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển và đổ bộ vào đất liền; bão có thể gây gió mạnh, mưa to đến rất to; diễn biến của bão còn phức tạp, cần đề phòng bão có thể đi nhanh hơn dự báo.
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên phối hợp với lực lượng biên phòng, ngành thủy sản và các chủ tàu triển khai ngay việc kiểm đếm tàu thuyền (bao gồm cả tàu du lịch), nắm chắc số lượng tàu thuyền đang hoạt động trên biển (nhất là các tàu thuyền hoạt động xa bờ), hướng dẫn di chuyển để không đi vào, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi tránh bão, trú bão an toàn, tổ chức neo đậu cho tàu thuyền trong các khu tránh trú bão.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi, chủ động kiểm tra đê điều, hồ đập, công trình đang thi công để có biện pháp đảm bảo về người và tài sản; rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân cư các khu vực nguy hiểm (vùng thấp trũng ven biển, cửa sông, vùng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét); chỉ đạo, hướng dẫn chằng chéo nhà cửa, kho tang, trường học, bệnh viện… nhằm hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ.
Căn cứ diễn biến của bão và tình hình cụ thể ở địa phương để quyết định: cấm tàu thuyền ra khơi, thực hiện sơ tán dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm, trong các nhà yêu sang nhà kiên cố, tàu thuyền, trên các đầm, chòi canh, nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ bào; cho học sinh nghỉ học; tổ chức lực lượng canh gác đảm bảo an ninh trật tự ở những khu vực phải di dời dân đi.
Các tỉnh miền núi, trung du cần chủ động kiểm tra, rà soát các hồ chứa, hầm mỏ, khu vực cso nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét; sẵn sang triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn người và tài sản; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” để chủ động đối phó với tình huống mưa, lũ lỡn bị chia cắt.
H.Thu