Gần đây, trong một dịp đi siêu thị, đập vào mắt tôi là quầy bán nước mắm rất hấp dẫn, với thông tin quảng cáo đảm bảo vệ sinh, nước mắm “thật”, độ đạm cao.
Tôi lấy về một chai, chắc mẩm các cụ ở nhà sẽ thích, vì ở tuổi các cụ, những loại nước mắm “công thức” toàn chất hóa học mà không có mấy cá thật đã chán ngán rồi.
Nhưng khi mang về, phản ứng của cụ ông ngược hẳn với tưởng tượng của tôi. Cụ bảo, giờ ăn nước mắm “đạm cao” thì lại toàn cá độc, cá chết “thời Formosa” cho vào, “mày làm báo suốt mà không biết hay sao?”
Tâm lý dè chừng, cảnh giác đó chắc chắn không chỉ tồn tại ở ông cụ nhà tôi, mà phổ biến trong khắp cộng đồng quan tâm tin tức, kể từ khi cá tôm chết trắng bờ miền Trung và từ khóa Formosa trở nên phổ biến.
Đến bao giờ, mọi thứ mới lại... như xưa?
Chúng ta không thể trách họ, bởi những người bạn của tôi – hiện đang sống trong “tâm” ảnh hưởng miền Trung – cũng liên tục than oán về chuyện: Ở gần biển mà không được tắm biển, thèm hải sản mà hải sản đầy ra đó, chẳng dám ăn!
Sau một thời gian dài phải “kiêng khem” những món ăn truyền thống từ cá tôm, một số người già ở đó đã liều mình… ăn, vì không chịu nổi cơn thèm, không chấp nhận được sự thật đầy mâu thuẫn là cá tôm ngoài kia mà họ không được thưởng thức, và một số người đã nghĩ quẩn, “già rồi, còn thiết gì nữa đâu…”
Trong khi đó, người trẻ hơn thì lại quanh quẩn suy nghĩ, đền bù như thế nào, tiền chưa tới tay mà chi phí hằng ngày vẫn phải mất, bao giờ mới hết khổ để sống như xưa?
Thật đau xót, có ai nghĩ vì phát triển kinh tế mà người dân miền Trung và cả nước phải đánh đổi nhiều như thế không?
Khi Formosa dần trở thành một từ khóa “nhàm chán”, thì những người làm báo lại phải lôi nó lên vì… cơ quan chức năng cung cấp thông tin, có vẻ theo chiều hư