Dệt may Việt Nam đối diện nguy cơ mất đơn hàng, thiếu lao động

Dệt may Việt Nam đối diện nguy cơ mất đơn hàng, thiếu lao động

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 6, 06/08/2021 | 10:15
0
Dù được xếp hạng là nhà xuất khẩu dệt may thứ nhì thế giới, nhưng ngành dệt may Việt Nam đang đối diện với nguy cơ mất đơn hàng, thiếu lao động do dịch phức tạp.

Ưu tiên chống dịch, đảm bảo an toàn

Theo trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (bộ Công Thương), dịch Covid-19 đã khiến cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam chậm lại trong năm 2020, nhưng đã phục hồi nhanh từ những tháng cuối năm 2020 và bứt phá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021.

Số liệu thống kê sơ bộ cũng cho thấy, 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 19,18 tỷ USD, tăng 21% so với 6 tháng đầu năm 2020 và tăng 4,25% so với 6 tháng đầu năm 2019.

Song, con số kể trên là mức tăng trưởng khả quan của ngành dệt may trong nước khi tình hình dịch được kiểm soát ổn định. Ở thời điểm này, khi dịch đang diễn biến phức tạp, nhất là khi 19 tỉnh, thành phố phía Nam áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, sản xuất ngành dệt may hoạt động phải cầm chừng, nhiều đơn vị phải dừng sản xuất.

Chia sẻ với PV Người Đưa Tin Pháp Luật, ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc tổng công ty May 10 - nhìn nhận, việc áp dụng các biện pháp chặt chẽ nhằm hạn chế di chuyển của con người là cần thiết để chặn đường lây lan của dịch bệnh.

“Tại May 10 thì việc phòng chống dịch bệnh là ưu tiên số 1, đồng thời đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động, những trường hợp liên quan đến F0, F1 thì công ty sẽ cho ở nhà tự cách ly. Thời điểm này, chúng tôi lên phương án sản xuất tính theo ngày chứ không phải tính theo tuần, theo tháng như trước kia nữa”, ông Việt nói.

Xu hướng thị trường - Dệt may Việt Nam đối diện nguy cơ mất đơn hàng, thiếu lao động

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc tổng công ty May 10. 

Theo vị CEO của May 10, việc áp dụng phương thức “3 tại chỗ” - nghĩa là sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ và nghỉ ngơi tại chỗ - đối với ngành dệt may là khó khả khi. Bởi ngoài chi phí chống dịch rất cao, thì lực lượng lao động của ngành dệt may đông, khó có thể đáp ứng đầy đủ an toàn.

“Thay vào đó, chúng tôi lựa chọn phương án “1 cung đường - 2 địa điểm”. Tức là công ty không đón xe tập trung cho người lao động, mà yêu cầu người lao động cam kết việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân và quá trình di chuyển từ nhà đến công ty, hay từ công ty về nhà thì không "tạt ngang tạt dọc". Tại nơi cư trú không được tiếp xúc giao lưu khi không thực sự cần thiết, nâng mức cao nhất về việc ngăn ngừa nguồn lây nhiễm”, ông Việt cho hay.

Theo đánh giá của ông Việt, điều quan trọng nhất của ngành may là các đơn hàng xuất khẩu, cùng với đó là thị trường cung ứng sản phẩm.

Nếu thời gian giãn cách xã hội ngắn thì sẽ không ảnh hưởng, tuy nhiên việc kéo dài như thời điểm này, nhất là khi các doanh nghiệp dệt may phía Nam đang dừng hoạt động thì đơn hàng dệt may không thể giao hàng đúng tiến độ cho khách.

Việc chậm trễ thời gian giao hàng sẽ dẫn đến việc đối tác cắt đứt đơn hàng, chuyển đến những nơi đáp ứng đủ an toàn hơn, đảm bảo tiến độ. Do đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ phải đối diện với việc mất đơn hàng trong những tháng tiếp theo nếu dịch còn diễn biến phức tạp.

Áp lực giao hàng khi chuỗi cung ứng đang đứt gãy

Một thực tế đang cho thấy, hiện có trên 80% doanh nghiệp dệt may giảm năng suất hoặc phải dừng để phòng dịch, hoạt động sản xuất bị đứt gãy.

Ở một kịch bản lạc quan nhất, là hết tháng 8, nếu dịch được kiểm soát hoàn toàn tại các tỉnh thành, thì xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may chỉ có thể trở lại bình thường. Và với mục tiêu xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD được đưa ra hồi đầu năm nay, với kịch bản lạc quan nói trên thì con số có thể sẽ giảm nhẹ, đạt khoảng 33 tỷ USD.

Xu hướng thị trường - Dệt may Việt Nam đối diện nguy cơ mất đơn hàng, thiếu lao động (Hình 2).

Ngoài nguy cơ mất đơn hàng, nguồn lao động ngành dệt may tại các tỉnh thành còn thiếu hụt trong thời gian tới.

Trong công văn mới đây gửi các địa phương, bộ Công Thương khẳng định “việc duy trì liên tục các chuỗi giá trị và cung ứng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là cực kỳ quan trọng trong ngắn hạn cũng như đảm bảo phát triển kinh tế đất nước trong dài hạn”.

Theo đánh giá của ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), thách thức lớn nhất của doanh nghiệp dệt may lúc này là áp lực giao hàng trong khi chuỗi cung ứng đang đứt gãy. Đơn hàng không được đáp ứng sẽ ảnh hưởng và kéo dài sang cả năm sau.

Nói về việc vận chuyển nguyên vật liệu của các đơn hàng ra khu vực phía Bắc để hỗ trợ, ông Giang nói điều này không quá khả quan, ảnh hưởng đến chi phí vận tải và thời gian giao hàng.

Ngoài nguồn cung ứng, vị Chủ tịch Vitas còn lo lắng về tình trạng thiếu hụt nguồn lao động rất nghiêm trọng trong thời gian tới.

“Có lao động đã nhiễm virus, lao động rời thành phố về địa phương tránh dịch. Khả năng họ quay lại sau khi thành phố đẩy lùi được dịch bệnh chỉ đạt 65%”, ông đánh giá.

Xu hướng thị trường - Dệt may Việt Nam đối diện nguy cơ mất đơn hàng, thiếu lao động (Hình 3).

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng cần đẩy mạnh, tiêm vắc-xin Covid-19 sớm cho lao động ngành xuất khẩu.

Là 1 trong 4 hiệp hội cùng gửi công văn tới Thủ tướng, kiến nghị đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin Covid-19 hoặc hỗ trợ doanh nghiệp mua vắc-xin để tiêm cho người lao động của các ngành hàng xuất khẩu, Chủ tịch Vitas nhấn mạnh “đây là vấn đề cấp bách và đặc biệt cần thiết, do tỷ lệ được tiêm vắc-xin của ngành dệt may hiện nay còn rất thấp”.

Theo số liệu mà Vitas cập nhật, tại TP.HCM, hàng loạt doanh nghiệp dệt may đã tiêm vắc-xin cho công nhân. Tuy nhiên, 18 tỉnh khác tỷ lệ tiêm vẫn còn rất thấp, trong khi các doanh nghiệp trọng tâm ngành may chủ yếu ở miền Tây và Đông Nam Bộ. 

“Điều cấp bách hiện nay là Chính phủ cần đánh giá thực trạng ngành may để có chính sách phân bổ vắc-xin về các tỉnh”, ông Giang nhìn nhận.

Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực nhìn nhận, muốn phát triển kinh tế thì cần phải kiểm soát được dịch bệnh. Một trong những ứng phó khẩn cấp nhất hiện nay đối với Việt Nam là vắc-xin phòng Covid-19. Bao gồm bố trí nguồn vốn, giải ngân nhanh mua vắc-xin và tổ chức tiêm cho người dân.

Để đạt được tốc độ tiêm chủng diện rộng, vấn đề này liên quan đến cả nguồn cung vắc-xin và việc triển khai tiêm vắc-xin đã có.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam báo lãi đậm

Thứ 4, 04/08/2021 | 13:24
Nhờ vào đơn hàng dồi dào, tập đoàn Dệt may Việt Nam báo lãi quý II/2021 với mức kỷ lục mới, con số chưa từng ghi nhận trong suốt lịch sử hơn 26 năm hoạt động.

Thích ứng với Covid-19, ngành dệt may phục hồi từ đáy khủng hoảng

Thứ 6, 30/04/2021 | 07:56
Dù vẫn chịu áp lực lớn của đại dịch, song trong Quý I/2021 ngành dệt may Việt Nam đã có sự bứt phá, các doanh nghiệp đều có kết quả kinh doanh tích cực.

Vingroup muốn rút vốn khỏi tập đoàn Dệt may Việt Nam

Thứ 4, 31/03/2021 | 16:19
Sau 7 năm đầu tư vào tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), tập đoàn Vingroup quyết định thoái một nửa phần vốn sở hữu tại doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp dệt may tìm cách xoay sở trong mùa dịch Covid-19

Thứ 7, 15/08/2020 | 19:00
Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến ngành dệt may vốn “hụt hơi” vì đợt dịch nửa đầu năm nay lại thêm khó khăn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều không sa thải người lao động, xoay đủ cách để duy trì việc làm, chuyển kế hoạch, tìm thị trường mới…

Dệt may đuối sức, điện tử lên ngôi

Thứ 6, 10/07/2020 | 18:59
Trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực quy mô trên 30 tỷ USD/năm, 6 tháng năm 2020, dệt may đã để tuột ngôi vị ngành hàng xuất khẩu lớn thứ 2, nhường chỗ cho máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:34
Thủ tướng cho biết, cá nhân ông cùng gia đình đăng ký hiến mô, tạng để góp phần tạo phong trào, xu thế đăng ký hiến tạng trên cả nước.

Các lĩnh vực dự kiến chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội lựa chọn 4/5 lĩnh vực để chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 gồm: TN&MT, Kiểm toán, Công Thương, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, GD&ĐT.

Cho thôi, bãi nhiệm 12 đại biểu Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội đã bãi nhiệm 3 đại biểu Quốc hội, cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với 9 người khác. Hiện, tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 487 đại biểu.

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội tại Kỳ họp 7.

Cải cách tiền lương từ 1/7: Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội sẽ ra sao?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề liên quan trực tiếp tới cải cách tiền lương được thực hiện từ ngày 1/7/2024.
Cùng chuyên mục

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:56
Báo cáo nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài.

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Tại sao vàng thế giới bật tăng, SJC lại “đứng im”

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:30
Giá vàng trên thị trường thế giới liên tiếp bật tăng, trong khi đó, giá vàng SJC trong nước đi ngang quanh ngưỡng 90 triệu đồng/lượng bán ra. Lý do tại sao?

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.