Điểm mặt các căn cứ quân sự Mỹ dùng để vây Trung Quốc(I)

Điểm mặt các căn cứ quân sự Mỹ dùng để vây Trung Quốc(I)

Thứ 2, 05/08/2013 11:23

Tạp chí “Policy Foreign” cho biết, trong một bữa ăn sáng với các phóng viên mới đây, Tư lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương Hoa Kỳ tiết lộ rằng: Không quân Mỹ được triển khai để bao vây Trung Quốc giống như việc Mỹ đã áp dụng với Liên Xô trước đây.

Triển khai các máy bay tàng hình hiện đại nhất         

Bài viết với tựa đề "Mỹ ở châu Á: Các máy bay phản lực được triển khai quanh Trung Quốc” cho biết, các tướng lĩnh cao cấp của Không quân Mỹ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tiết lộ, lực lượng Không quân bắt đầu mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả các máy bay đến Thái Lan, Ấn Độ, Singapore và Úc.

Ở Úc, Không quân Mỹ sẽ gửi “máy bay chiến đấu, tàu chở dầu, hoặc thậm chí tại một thời điểm trong tương lai sẽ triển khai các máy bay ném bom chiến lược đến các căn cứ này”. Ngày 29/7, tướng "Hawk" Herbert Carroll, tư lệnh không quân Thái Bình Dương cho biết, các máy bay chiến đấu có khả năng triển khai trong các năm tiếp theo tại  Tindal bên cạnh căn cứ Darwin (Úc) hiện nay.

Không quân Mỹ cũng sẽ điều động đến máy bay đến căn cứ quân sự Changi ở phía đông Singapore, căn cứ quân sự ở Thái Lan và Ấn Độ. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu của Mỹ cũng có thể đến căn cứ Subic của Philippines cũng như sân bay Puerto Princesa ở Indonesia và Malaysia.

Tiêu điểm - Điểm mặt các căn cứ quân sự Mỹ dùng để vây Trung Quốc(I)

Máy bay tàng hình F - 35

Tất cả các sáng kiến này sẽ giúp Mỹ phát triển mạng lưới cơ sở trong khu vực, và tăng cường mối quan hệ với các nước đồng minh, giúp họ vận hành thiết bị do Mỹ chế tạo, và học cách chiến đấu bên cạnh quân đội Hoa Kỳ.

Bài báo trích dẫn Carroll nói rằng Không quân Mỹ không có kế hoạch xây dựng một số lượng lớn các cơ sở hạ tầng quân sự ở Đông Nam Á. Thay vào đó, quân đội Mỹ sẽ sử dụng các sân bay hiện có trong khu vực Bắc Thái Bình Dương.

Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương hiện có 9 căn cứ chính, từ Alaska, Hawaii đến Guam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các máy bay cánh lật và cánh cố định chen chúc nhau trong các căn cứ.

Carroll cho biết, các máy bay chiến đấu tốt nhất sẽ được triển khai ở Thái Bình Dương. "Điều này có nghĩa rằng Mỹ sẽ gửi một số lượng lớn F-22 Raptor, F-35 Lightning II và máy bay ném bom tàng hình B-2  tới khu vực này”. Nếu có một căn cứ quân sự ngoài Mỹ nơi các máy bay tàng hình thế hệ 5 F-35 trú đóng thì đó sẽ là khu vực Thái Bình Dương.

 Một chuyên gia quân sự Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ sẽ tập trung vào việc tăng cường triển khai các căn cứ quân sự bên ngoài chuỗi đảo đầu tiên (nằm trong chiến lược chuỗi ngọc trai của Trung Quốc) nhằm đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Việc Mỹ khóa chuỗi đảo đầu tiên khiến sự tự tin của Trung Quốc giảm đáng kể.

Tiêu điểm - Điểm mặt các căn cứ quân sự Mỹ dùng để vây Trung Quốc(I) (Hình 2).

F-22 Raptor

Mạng lưới chống ngầm dày đặc

Ngày 26.1.2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã công bố dự toán ngân sách quốc phòng năm tài chính mới. Trong phương án dự toán tài chính lần này, Quân đội Mỹ đã có kế hoạch, trong 5 năm tới mỗi năm mua giảm bớt 1tàu ngầm tiến công lớp Virginia. Giới quan chức đánh giá: đến năm 2020, nếu như không bổ sung tàu ngầm mới, tổng số tàu ngầm của Quân đội Mỹ sẽ chỉ còn dưới 48 chiếc, điều đó sẽ gây khó khăn cho Mỹ.

Nhưng theo đà Mỹ từng bước mở rộng chiều sâu chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương, để nâng cao khả năng tác chiến chống ngầm của họ ở vùng biển châu Á-Thái Bình Dương, Quân đội Mỹ sớm đã có những động thái liên tiếp: như điều chỉnh việc bố trí, nghiên cứu chế tạo tàu ngầm, thay mới trang bị chống ngầm, cùng với quân đồng minh tăng cường huấn luyện bản lĩnh chống ngầm, xác định khác niệm mới về tác chiến chống ngầm trong thế kỷ 21… Mạng lưới chống ngầm Châu Á- Thái Bình Dương” theo như giới bình luận đã được xây dựng hoàn chỉnh, bao gồm trên không, mặt nước, dưới nước.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trọng điểm chống ngầm của Mỹ là đối phó với sự uy hiếp từ tàu ngầm Liên Xô lặn sâu dưới đại dương. Vì thế, chủ lực chống ngầm của họ tập trung bố trí ở Châu Âu. Ví dụ 60% tàu ngầm hạt nhân tiến công của Mỹ bố trí ở Đại Tây Dương, 40% bố trí ở Thái Bình Dương.

Khi kết thúc chiến tranh lạnh, Quân đội Mỹ bắt đầu điều chỉnh việc bố trí tàu ngầm hạt nhân của họ trên phạm vi toàn cầu. Sau khi Bush con lên nắm quyền, Mỹ từng bước tăng cường khả năng tác chiến chống ngầm ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Mỹ, Châu Á-Thái Bình Dương không chỉ là khu vực bố trí số lượng tàu ngầm lớn nhất thế giới, mà cũng là khu vực có thực lực tác chiến tàu ngầm mạnh nhất.

Hải quân Mỹ đã từng đưa ra số liệu thống kê như vậy, số lượng tàu ngầm ở nút giao thông quan trọng Thái Bình Dương và tuần tiễu trên tuyến đường biển gần đó lên tới 180 chiếc. Sách lược điều chỉnh tàu ngầm của chính quyền Bush con vẫn được tiếp tục sau khi Obama lên nắm quyền, đặc biệt là hiện nay sau khi Mỹ chính thức xác lập chiến lược quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương thì việc tăng cường củng cố “mạng lưới chống ngầm Châu Á-Thái Bình Dương” càng trở nên cần thiết.

Trước hết, cân bằng lực lượng Nam Bắc, tập trung tăng cường việc bố trí chống ngầm ở phía Nam Tây Thái Bình Dương. Sau chiến tranh lạnh, ngày 24.11.1992, Mỹ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi căn cứ hải quân Subic, Philippin. Căn cứ này từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ ở Châu Á, lần rút quân này thể hiện sự suy yếu trên diện rộng của lực lượng Quân đội Mỹ ở phía Nam Tây Thái Bình Dương, khả năng chống ngầm của họ đương nhiên cũng chịu tổn thất theo đó. Để xoay chuyển cục diện này, chính quyền Obama ra sức tăng cường sự hiện diện quân sự ở Philippin.

Tiêu điểm - Điểm mặt các căn cứ quân sự Mỹ dùng để vây Trung Quốc(I) (Hình 3).

Tàu chiến tàng hình Mỹ đến đồn trú ở Singapore

Theo quy định Hiến Pháp Philippin năm 1987, trong trường hợp chưa ký điều ước quốc tế, lực lượng nước ngoài “không được đóng quân lâu dài” ở Philippin, vì vậy hai nước đã đạt được thoả thuận tương quan, Philippin sẽ theo phương thức “Tiếp đón khách tới thăm”, “đi đường vòng” cho phép tàu chống ngầm và máy bay trinh sát của Quân đội Mỹ vào đóng tại căn cứ quân sự của mình. Trước mắt, tàu ngầm hạt nhân tiến công “Texas” lớp Virginia của Quân đội Mỹ đã đến đậu tại vịnh Subic theo hình thức tới thăm, và do một chiếc tàu chi viện tàu ngầm của Quân đội Mỹ tiến hành tiếp tế.

Mặt khác theo máy bay tuần tiễu chống ngầm Orion P-3C cũng tham gia vào “đoàn sang thăm”. Ngoài ra, Mỹ còn tăng cường bố trí căn cứ quân sự ở Changi, Xinggapo. Năm 2001-2003, căn cứ Changi bắt đầu cải tạo mở rộng thành bến tàu sân bay nước sâu, Quân đội Mỹ rút cục rất muốn xây dựng nơi đây thành một cảng nước sâu tốt có thể cho phép biên đội tàu cỡ lớn bao gồm tàu sân bay, tuần dương hạm, tàu ngầm vào neo đậu. Tháng 6/2011, một hạm chiến đấu biển gần kiểu mới của Quân đội Mỹ đã được điều đến Changi. Chiến hạm kiểu mới này có khả năng chống ngầm vùng biển nước nông, có thể đối phó với thủy lôi, tàu ngầm động cơ đieden tiếng ồn thấp và tàu vũ trang cỡ nhỏ. Theo kế hoạch, trước năm 2016, căn cứ này sẽ  bố trí 4 tàu chiến đấu biển gần. Không chỉ như vậy, tới năm 2025, Quân đội Mỹ còn có kế hoạch bố trí máy bay tuần tiễu chống ngầm, máy bay không người lái “hệ thống giám sát trên vùng biển rộng” theo định kỳ ở Thái Lan.

Sau đó, lấy Guam làm điểm tựa cho mạng lưới chống ngầm, xây dựng lực lượng chống ngầm lan tỏa khắp toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương. Xét về vị trí địa lý, Guam cách các khu vực nhạy cảm ở Đông Á như eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, biển Đông khoảng 3.000km, Đông cách núi Sandal (quần đảo Hawaii) 6.160 km, Tây cách Manila (Philippin 2.880 km), Bắc cách Tokyo (Nhật Bản 2.430 km), Nam cách Cairns (Australia) khoảng 2.000 km.

Quân đội Mỹ cho rằng, ưu thế của Guam là dùng làm điểm tựa cho mạng lưới chống ngầm, có thể nhanh chóng điều chuyển binh lực, Bắc có thể khống chế eo biển Tsushima, Nam có thể điều binh đến eo biển Malắcca. Để biên đội tàu sân bay có thể cập bến và 3-5 chiếc tàu ngầm hạt nhân tiến công thường xuyên neo đậu tại Guam, Quân đội Mỹ từ năm 2001 đã đầu tư 53,40 triệu USD để xây dựng mở rộng cảng và các công trình liên quan.

Tường Bách

(Còn nữa)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.