Điều gì khiến người giúp việc đang tâm bạo hành trẻ nhỏ?

Điều gì khiến người giúp việc đang tâm bạo hành trẻ nhỏ?

Lê Thị Duyên

Lê Thị Duyên

Thứ 5, 23/11/2017 19:17

Câu chuyện bé 2 tháng tuổi bị bạo hành đang là chủ đề được dư luận quan tâm nhiều nhất trong ngày hôm nay. Không ít ý kiến xoay quanh vấn đề này đưa ra. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao người giúp việc lại có hành động nhẫn tâm như thế với một đứa trẻ mới 2 tháng tuổi?

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, chuyên gia tâm lý Trần Ly cho rằng: “Hành vi bạo hành trẻ nhỏ dù xuất phát từ bất kỳ lý do nào cũng không thể chấp nhận được. 

Lý giải về nguyên nhân dẫn tới việc bạo hành trẻ, chuyên gia tâm lý Trần Ly chia sẻ, trong một hoàn cảnh nào đó, người giúp việc đã không kiểm soát được hành vi của bản thân và dẫn tới tình huống đau lòng như trong clip đã đưa.

Thứ nhất, với công việc của một người giúp việc, hàng ngày họ trải qua không ít khó khăn, áp lực. Từ việc nhà, việc nội trợ tới việc chăm con trẻ, nếu làm không tốt, làm chậm sẽ bị chủ nhà trách mắng, trừ lương.

Chưa kể, tuổi tác đã cao, họ có thể gặp những vấn đề về sức khỏe. Khi công việc nhiều, lại thêm đứa trẻ thường quấy khóc, nôn trớ, tiểu tiện ra quần,... khiến họ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Nếu dỗ mãi mà đứa trẻ không nín, có thể họ sẽ nổi giận và có hành vi bạo hành cháu bé. 

Điều này cho thấy, kỹ năng sống của người giúp việc còn kém. Họ không biết kiềm chế cảm xúc, cũng không biết phải điều chỉnh hành vi của mình thế nào cho đúng và dẫn tới hành vi sai trái như trên.

Gia đình - Điều gì khiến người giúp việc đang tâm bạo hành trẻ nhỏ?

Hình ảnh người giúp việc tát vào mặt cháu bé 2 tháng tuổi gây bão mạng  (Ảnh: Cắt từ clip)

Cũng theo chuyên gia tâm lý Trần Ly, đa phần những người giúp việc ở Việt Nam đều là tự phát. Họ chọn làm người giúp việc khi đã về hưu, thất nghiệp, hoặc cuộc sống ở quê khó khăn nên muốn lên thành phố tìm một công việc nuôi sống bản thân.

Chưa kể, những người giúp việc không được chuẩn bị về tâm lý, không được đào tạo.

Đôi khi, sự ức chế có thể tích tụ từ những lời nói thiếu sự tôn trọng của những thành viên trong gia đình chủ nhà. Dù không phản ứng ra mặt nhưng trong lòng họ đã ấm ức. Mọi thứ cứ tích tụ dần rồi đến một ngày, khi không còn cam chịu được nữa và họ tìm cách trút giận vào cháu bé. 

Thực tế, có không ít người đối xử với bảo mẫu, người giúp việc chưa có sự tôn trọng. Điều đó thể hiện trong cả cách ăn nói, ứng xử và giao tiếp hằng ngày. Từ đó, tạo nên tâm lý không thoải mái, cảm giác tự ti, tự ái cho người giúp việc, chuyên gia tâm lý nhận định.

 

Trước đó, ngày 22/11, tài khoản facebook N.P. có đăng tải lên mạng xã hội một đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ đang tung hứng rồi dùng tay đánh vào đầu một bé gái khiến nhiều người bất bình, phẫn nộ.

Đoạn clip được đăng tải cùng dòng chia sẻ: "Xem trên mạng nhiều mình không thể tin nổi! Nhưng hôm nay đây, rơi vào chính gia đình mình. Bé nhà mình vừa sinh được 1 tháng 17 ngày. Cứ khi nào mình ra khỏi nhà là bà ấy tra tấn con mình. Mình mới chỉ quay lại tạm đoạn clip này và còn rất nhiều video khác mình sẽ đăng sau. Đau lòng, xót xa quá".

Cụ thể, theo clip, cháu bé đang nằm ở trên giường, người phụ nữ tiến lại gần liên tục dùng tay tát vào đầu.

Thấy bé chưa hết khóc, người phụ nữ mắng chửi, tiếp tục đánh nhiều cái vào mông cháu bé. Đỉnh điểm, người phụ nữ còn tung cháu bé lên trên không nhiều lần. Chứng kiến cảnh tượng này nhiều người giật mình, sợ hãi và rất bất bình.

Chị N.P (Phủ Lý, Hà Nam), mẹ của bé gái bị bạo hành dã man trong đoạn clip cho biết, sự việc trên được gia đình chị phát hiện vào khoảng 5h30 chiều ngày 22/11. Con gái chị mới được gần 2 tháng tuổi.

Còn người phụ nữ đánh con chị là người giúp việc, mới làm việc cho gia đình chị được khoảng gần 2 tháng. 

Hồng Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.