Donald Trump - 'Nhà vô địch của hàng triệu người bị lãng quên'

Donald Trump - 'Nhà vô địch của hàng triệu người bị lãng quên'

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 3, 14/02/2017 07:33

Những đám đông biểu tình, cánh báo chí và giới thượng lưu vẫn không hiểu ai đã bầu Donald Trump làm tổng thống. Bởi họ đã quên mất sự tồn tại của hàng triệu con người trên khắp nước Mỹ.

Cây bút John Daniel Davidson của tờ The Guardian đã gọi Tổng thống Trump là một "nhà vô địch" trong mắt hàng triệu người đang bị lãng quên trên khắp nước Mỹ. 

Nước Mỹ chia rẽ

Các cuộc biểu tình vẫn diễn ra để phản đối ông Trump, trong khi các chính trị gia đảng Dân chủ kêu gọi một sự “kháng cự” lại nhà lãnh đạo mới của nước Mỹ. Những lời lẽ cay nghiệt của một bộ phận báo chí gọi ông là phát xít, kẻ kỳ thị người nhập cư. Một số người khác nói rằng nước Mỹ đang được điều hành bởi một số ít những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu.

Hồ sơ - Donald Trump - 'Nhà vô địch của hàng triệu người bị lãng quên'

Những người lao động trung lưu là cốt lõi trong chiến thắng bầu cử của ông Trump.

Mỹ đang chia rẽ sâu sắc, nhưng nó không phải sự phân chia giữa cái gọi là chủ nghĩa “cực đoan” của ông Trump với đảng Dân chủ. Chính xác hơn đó là sự bất đồng giữa giới thượng lưu và tầng lớp lao động. Cuộc bầu cử đã lựa chọn Donald Trump lên điều hành đất nước, cũng giống như một lời từ chối gửi tới giới thượng lưu.

Cho đến hiện tại, những đám đông biểu tình, cánh báo chí và giới thượng lưu vẫn không hiểu vì sao ông Trump được công chúng Mỹ bầu làm tổng thống hay lý do tại sao hàng triệu người Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ ông cho đến tận lúc này.

Ngay cả các cuộc thăm dò gần đây cho thấy nhiều người Mỹ ủng hộ sắc lệnh di trú của ông Trump hơn là chống lại nó, điều mà nhiều người sẽ không thể biết nếu chỉ theo dõi các tờ báo chính thống.

Đối tượng chính mà sắc lệnh của ông Trump hướng tới là những người dân ở các ốc đảo đô thị ven biển nước Mỹ, nơi những rắc rối về nhập cư là điều họ thấu hiểu nhất.

Thực tế rất nhiều người bầu cho Donald Trump đến từ các vùng ngoại thành và nông thôn ở trung tâm và miền Nam nước Mỹ - nơi từ lâu đã không còn kết nối với giới lãnh đạo đất nước. Nhập cư và thương mại - các vấn đề đã giúp ông Trump tới Nhà Trắng cũng chính là hiện trạng mà họ đang muốn thay đổi.

Trong hai tuần đầu tiên của mình ở Nhà Trắng, bất cứ khi nào Tổng thống Trump làm điều gì  khiến giới tinh hoa chính trị và phương tiện truyền thông chính thống kinh ngạc, những người người ủng hộ lại cổ vũ ông.

Họ thích cách ông đã nói với Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto rằng ông có thể phải gửi quân qua biên giới để ngăn chặn những kẻ xấu nhập cư.

Họ thích cách ông sẽ dọa rút khỏi một thỏa thuận thời Obama về việc chấp nhận hàng ngàn người tị nạn mà Ausatralia không tiếp nhận.

Họ muốn ông dỡ bỏ các quy định tài chính của Phố Wall và suy nghĩ lại về giao dịch thương mại của Mỹ. Đây là lý do tại sao họ bỏ phiếu cho ông.

Những con người bị lãng quên

Trong nhiều năm qua, hàng triệu cử tri cảm thấy họ bị bỏ rơi trong những cải cách kinh tế không dành cho họ, một nền văn hóa chế giễu niềm tin tôn giáo và một chính quyền hứa nhiều nhưng thay đổi chẳng bao nhiêu.

Không nơi nào bị cách ly rõ rệt hơn so với vùng trung Tây nước Mỹ, ở những nơi như Akron, một thành phố nhỏ ở phía đông bắc Ohio nép mình bên dòng sông Little Cuyahoga. Trung tâm thành phố tự hào với những đường phố sạch sẽ và dễ chịu, các thanh niên chơi bóng chày ngoài công viên, quán cà phê nhộn nhịp và các trường đại học lúc nào cũng đông đúc. Người dân nơi đây rất thân thiện và cởi mở, nét đặc trưng thường thấy ở một thị trấn bình dị nước Mỹ.

Hồ sơ - Donald Trump - 'Nhà vô địch của hàng triệu người bị lãng quên' (Hình 2).

Akron là nơi hiện thân cho những gì Tổng thống Trump gọi là "tàn sát nước Mỹ".

Chỉ ngoại trừ một điều khác biệt, đó là ma túy. Giống như nhiều cộng đồng ngoại ô và nông thôn trên khắp nước Mỹ, Akron nằm trong sự kìm kẹp của một bệnh dịch chết người. Mùa hè năm ngoái, một loại ma túy tổng hợp với tên gọi carfentanil bắt đầu nổi lên. Có ngày có đến 21 người chết vì loại ma túy mới. Trong những tuần tiếp con số này lên tới 300 trường hợp.

Dịch ma túy diễn ra trong bối cảnh suy ngành sản xuất nơi đây suy thoái. Từng có thời điểm Akron là trung tâm sản xuất của bốn công ty lốp xe lớn và là nơi cư ngụ của một tầng lớp trung lưu đang gia tăng. Ngày nay, hầu như mọi thứ đã biến mất. Các nhà máy lốp xe đã chuyển ra nước ngoài, còn dân số của thành phố thu hẹp lại như thời 1960. Đây chính là những gì ông Trump đã nói về "cuộc tàn sát nước Mỹ" trong diễn văn nhậm chức của mình.

Akron không phải là duy nhất. Các thành phố và thị trấn trên khắp vành đai miền Nam nước Mỹ cũng đang ở trong một tình trạng suy giảm dần dần. Nhiều người dân nơi đây từng ủng hộ đảng Dân chủ. Nhưng vào ngày bầu cử vừa qua, hàng triệu người từng bỏ phiếu cho ông Obama vào năm 2008, 2012 đã quay sang dành sự ủng hộ cho Donald Trump. Những người “cổ cồn xanh” đã từng hy vọng ông Obama sẽ ưu tiên cho nhu cầu việc làm của người Mỹ và phá bỏ tình trạng tập trung lợi ích chỉ dành cho nhóm tinh hoa, nhưng họ đã không được đáp ứng.

Mất niềm tin

Đối với nhiều người Mỹ, bà Hillary Clinton là hiện thân cho giới thượng lưu. Chiến thắng bầu cử mà người dân giành cho ông Trump không chỉ là một lời từ chối dành cho Clinton, đó là một lời từ chối với nền chính trị hiện tại.

Nếu các phương tiện truyền thông và giới tinh hoa truyền thống coi hai tuần đầu làm việc của ông Trump như một cơn lốc của sự hỗn loạn và thiếu năng lực, thì người ủng hộ ông thấy rằng đó là cách để tháo dỡ một hệ thống cứng nhắc.

Đó là chính xác những gì mà nhiều người Mỹ nghĩ rằng họ đã làm cách đây 8 năm, khi họ “đặt cược” vào thượng nghị sĩ từ ​​Illinois trong cuộc đua tới Nhà Trắng. Cựu Tổng thống Obama hứa hẹn sẽ điều hành đất nước mà không chịu phụ thuộc vào đảng phái, hứa hẹn một sự chuyển hóa dành cho tầng lớp trung lưu.

Hồ sơ - Donald Trump - 'Nhà vô địch của hàng triệu người bị lãng quên' (Hình 3).

Nhiều người từng ủng hộ đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Obama đã quay sang lựa chọn nhà tỷ phú Mỹ.

Thế nhưng các chính sách dưới thời Obama từ gói kích cầu tài chính 830 tỷ USD, đạo luật chăm sóc sức khỏe giá rẻ, các chương trình tài chính dành cho Phố Wall không thể xoa dịu sự lo âu về kinh tế của tầng lớp trung lưu.

Mỹ ưu tiên giải cứu các ngân hàng, ngành công nghiệp ô tô, trong khi hàng tỷ tiền thuế người dân chuyển vào các công ty bảo hiểm lớn. Phí bảo hiểm lên cao, kinh tế phục hồi chậm chạp, hàng triệu người thất nghiệp, để rồi họ tự hỏi: “Những gói cứu trợ đó có dành cho tôi hay không?”

Đồng thời họ nhìn thấy thế giới trở nên mất ổn định hơn. Ông Obama từng hứa sẽ chấm dứt các cuộc chiến gây nhiều tranh cãi ở Iraq và Afghanistan, phục hồi vị thế của Mỹ trong cộng đồng quốc tế và theo đuổi các thỏa thuận đa phương để mang lại sự ổn định. Nhưng người Mỹ lại nhìn thấy IS lớn mạnh từ việc Mỹ rút khỏi Iraq vào năm 2011. Họ xem cuộc nội chiến ở Syria là thứ gây ra cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu, lời cảnh báo dành cho đất nước của họ. Trong lúc đó, Nhà Trắng của ông Obama vẫn nhấn mạnh rằng tất cả mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp.

Mọi thứ vẫn diễn ra cho đến khi ông Donald Trump xuất hiện, một nhân vật thô ráp, một tỷ phú náo nhiệt muốn thổi bay mọi thứ. Ông bày tỏ thái độ với các đảng chính trị mà ông cho rằng đã không vì người dân Mỹ. Ông dành nhiều sự quan tâm của mình cho người dân trong cả chiến dịch tranh cử và trong diễn văn nhậm chức gần đây.

Chương trình nghị sự của Donald Trump không dành cho bất kỳ đảng phái nào, đặc biệt là về thương mại. Gần như ngay lập tức sau khi nhậm chứ ông kéo Mỹ ra khỏi TPP và tuyên bố chấm dứt thỏa thuận thương mại đa phương. Ông cũng đe dọa các công ty Mỹ phải nộp "thuế biên giới" nếu họ muốn mang hết sản xuất ra nước ngoài. Đây vốn không hề là chủ trương truyền thống của đảng Cộng hòa.

Hồ sơ - Donald Trump - 'Nhà vô địch của hàng triệu người bị lãng quên' (Hình 4).

Donald Trump xuất hiện giữa lúc nước Mỹ rối ren, "một nhân vật thô ráp, một tỷ phú náo nhiệt muốn thổi bay mọi thứ".

Trên thực tế nhiều đảng viên Cộng hòa truyền thống luôn khó chịu với ông Trump. Họ về cơ bản không đồng ý với chính sách thương mại và xuất nhập cảnh. Ngay cả bây giờ, Quốc hội dưới sự kiểm soát của Cộng hòa đang tranh cãi về đễ xuất bức tường biên giới với Mexico mà Donald Trump nêu ra. Họ cũng khó chịu với chính bản thân Tổng thống nước Mỹ khi đề cử thẩm phán tòa án tối cao bảo thủ không đúng mong muốn.

Trên nhiều bình diện, cuộc bầu cử năm 2016 không chỉ là một cuộc trưng cầu về 8 năm nhiệm kỳ của ông Obama ở Nhà Trắng, đó còn là lời từ chối với hệ thống chính trị hiện tại, thứ mang lại cuộc chiến Iraq, cuộc khủng hoảng tài chính, một luật chăm sóc sức khỏe bất thành, tình trạng bất bình đẳng thu nhập không thể chấp nhận bên trong nền kinh tế phục hồi chậm chạp.

Từ Akron đến Alaska, hàng triệu người Mỹ chỉ đơn giản là mất niềm tin vào các nhà lãnh đạo, các tổ chức được cho là để phục vụ họ. Trong cơn tuyệt vọng, họ tìm đến một người đàn ông không liên quan tới giới thượng lưu - và không phục vụ cho nhóm này.

Trong diễn văn nhậm chức, Tổng thống Donald Trump nói: "Hôm nay, chúng ta không chỉ đơn thuần là chuyển giao quyền lực từ một chính quyền này sang chính quyền khác, mà chúng ta đang chuyển giao quyền lực từ Washington trở lại với các bạn, những người dân nước Mỹ".

Chủ nghĩa dân túy nguy hiểm đến đâu, đó là điều không thể đoán trước, nhưng nó không tự động phát sinh một cách tự nhiên.  Chính một thể chế chính trị tham nhũng là cốt lõi cho cuộc nổi dậy chính trị quy mô lớn giữa lòng nước Mỹ hiện tại.

Cây bút John Daniel Davidson kết luận rằng, thay vì đổ lỗi cho ông Trump về phân biệt chủng tộc hay bài ngoại, hãy đổ lỗi cho những người không bao giờ nhìn nhận đúng điều này và vẫn không hiểu tại sao rất nhiều người Mỹ vẫn muốn có Donald Trump trong Nhà Trắng hơn phải chịu sự cai trị của giới thượng lưu.

Đọc thêm>>> Nguyên nhân khiến Nga không kích nhầm vào quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.