Đột phá xử lý chất thải hạt nhân của Trung Quốc

Đột phá xử lý chất thải hạt nhân của Trung Quốc

Thứ 3, 14/09/2021 | 06:30
0
Nhà máy mới có vai trò quan trọng trong việc giúp Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng sử dụng năng lượng hạt nhân bền vững.

Trong một thông báo mới đây, Chính phủ Trung Quốc công bố nhà máy xử lý chất thải phóng xạ thành thủy tinh của nước này chính thức đi vào hoạt động từ ngày 11/09. Nhà máy đặt trụ sở tại Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, thuộc khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Sự kiện khai trương nhà máy đã giúp nước này xướng tên trong danh sách một số ít các quốc gia trên thế giới thực hiện được kỹ thuật này.

Nhà máy hoạt động như thế nào?

Xử lý chất thải là công đoạn cuối cùng và khó khăn nhất trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn. Giải pháp xử lý trước đây là nghiền chất thải hạt nhân và trộn lẫn với nước, sau đó lưu trữ trong thùng chứa kim loại. Nhưng phương pháp này vẫn có độ rò rỉ phóng xạ cao, gây quan ngại về môi trường cũng như sức khỏe.

Để giải quyết thách thức này, nhà máy mới của Trung Quốc sẽ trộn và nấu chảy chất thải lỏng với vật liệu thủy tinh ở mức trên 1100 độ C, sau đó để nguội và tạo thành thủy tinh. Thủy tinh tạo ra sẽ được chôn trong kho chứa sâu hàng trăm mét dưới lòng đất, do đó các chất phóng xạ sẽ cách ly hoàn toàn với sinh quyển.

Giải pháp biến chất thải thành thủy tinh bằng cách nung nóng được đánh giá là công nghệ mang tính đột phá, đặt nền móng vững chắc cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn trong tương lai.

Thế giới - Đột phá xử lý chất thải hạt nhân của Trung Quốc

Nhà máy "thủy tinh hóa" chất thải hạt nhân tại Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh: Weibo

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, ý tưởng này đã ấp ủ từ lâu, nhưng việc ứng dụng vào thực tiễn không hề dễ dàng. Khoảng một nửa trong số 10 nhà máy thủy tinh hóa thành lập trong 4 thập kỷ qua đã buộc phải đóng cửa do khó khăn về kỹ thuật hoặc tài chính.

Dự án nhà máy Quảng Nguyên được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc (CAEA) phê duyệt từ năm 2009, là kết quả của quá trình hợp tác nghiên cứu giữa kỹ sư Trung Quốc và các chuyên gia Đức. Mỗi năm, cơ sở này dự kiến có thể xử lý vài trăm mét khối chất thải hạt nhân thể lỏng có mức phóng xạ cao. 

Kế hoạch phát triển nhà máy

Được biết nhà máy sẽ có vai trò quan trọng giúp Trung Quốc đối phó với lượng chất thải phóng xạ ngày càng tăng. Với tốc độ xây dựng 7-8 nhà máy điện hạt nhân mỗi năm, Trung Quốc được dự báo sẽ tạo ra lượng chất thải hạt nhân khổng lồ trong những năm tới.

Liu Yongde, Kỹ sư trưởng tại CAEA, cho biết Cơ quan này sẽ thúc đẩy tốc độ quá trình xử lý chất thải phóng xạ để hỗ trợ Trung Quốc đạt mục tiêu giảm mạnh phát thải carbon dioxide vào năm 2030 và đạt mức trung hòa trước năm 2060.

Thế giới - Đột phá xử lý chất thải hạt nhân của Trung Quốc (Hình 2).

Bên trong nhà máy thủy tinh hóa hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: Weibo

Cho đến nay, cách tiếp cận này của Trung Quốc để xử lý chất thải hạt nhân là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới. Trước đây chỉ có Mỹ, Pháp, Đức và một số nước khác làm chủ được kỹ thuật này.

Mặc dù hiện có ít nhà máy điện hạt nhân hơn so với Pháp hoặc Mỹ, song Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng áp dụng công nghệ này như một phần của nỗ lực hiện thực hóa tham vọng sử dụng năng lượng hạt nhân bền vững.

Phạm Thu Thanh (theo South China Morning Post)

Trung Quốc sẽ tái cơ cấu ngành công nghiệp xe điện

Thứ 2, 13/09/2021 | 18:12
Trung Quốc hiện đang có khoảng 300 nhà sản xuất xe điện, chủ yếu quy mô nhỏ và phân tán.

Trung Quốc sẽ sử dụng các công cụ tài chính nhằm giảm phát thải carbon

Thứ 2, 13/09/2021 | 14:00
Trung Quốc sẽ thiết lập chỉ số chứng khoán “xanh” và phát triển giao dịch hợp đồng tương lai cho quyền phát thải carbon.

"Bom nợ" khổng lồ của Evergrande hé lộ rủi ro tài chính âm ỉ chảy trong lòng Trung Quốc

Chủ nhật, 12/09/2021 | 09:47
Những nhà đầu tư từng tin chắc Evergrande là "quá lớn để sụp đổ" giờ băn khoăn rằng phải chăng tập đoàn này đã "quá lớn để cứu"?
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Quốc gia NATO cảnh báo tránh hành động "hấp tấp" khi vũ trang cho Ukraine

Chủ nhật, 02/06/2024 | 06:00
Ngoại trưởng Italy cho biết, nước này sẽ gửi một gói viện trợ khác cho Ukraine, nhưng sẽ không gửi binh sĩ dù chỉ một người.

Nga ra đòn chính xác, 3 hệ thống phòng không Ukraine bị phá huỷ

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:00
Ba hệ thống phòng không 9K33 Osa của Ukraine bị quân đội Nga vô hiệu hoá ở hướng Kharkov.

Hàng không Nga không kích chính xác, kho đạn Ukraine nổ tung

Thứ 7, 01/06/2024 | 13:31
Một vụ nổ thứ cấp đã được báo cáo sau khi tên lửa Nga tấn công nhà máy Niochim. Điều này cho thấy có một lượng lớn chất nổ được cất trữ tại khu vực nhà máy.

Nga sẽ đóng thêm 9 tàu phá băng phục vụ vận tải ở Bắc Cực

Thứ 7, 01/06/2024 | 06:00
Việc đóng tất cả các tàu chở hàng và tàu phá băng theo kế hoạch trong bối cảnh các hạn chế do trừng phạt là thách thức chính cho dự án của Nga ở Bắc Cực.

Mỹ nới lỏng lệnh cấm về vũ khí giúp Ukraine bảo vệ Kharkiv dễ hơn

Thứ 6, 31/05/2024 | 14:40
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nới lỏng lệnh cấm Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ bên trong lãnh thổ Nga nhưng đi kèm với những điều kiện nhất định.
     
Nổi bật trong ngày

Nga ra đòn chính xác, 3 hệ thống phòng không Ukraine bị phá huỷ

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:00
Ba hệ thống phòng không 9K33 Osa của Ukraine bị quân đội Nga vô hiệu hoá ở hướng Kharkov.

Quốc gia NATO cảnh báo tránh hành động "hấp tấp" khi vũ trang cho Ukraine

Chủ nhật, 02/06/2024 | 06:00
Ngoại trưởng Italy cho biết, nước này sẽ gửi một gói viện trợ khác cho Ukraine, nhưng sẽ không gửi binh sĩ dù chỉ một người.

Chuyện chưa kể về bến Lộc An - huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Chủ nhật, 02/06/2024 | 10:35
Trong những năm kháng chiến, bến Lộc An là nơi tập kết vũ khí, đạn dược góp phần làm nên đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển, lưu dấu ấn về đoàn tàu không số.

Nga sẽ đóng thêm 9 tàu phá băng phục vụ vận tải ở Bắc Cực

Thứ 7, 01/06/2024 | 06:00
Việc đóng tất cả các tàu chở hàng và tàu phá băng theo kế hoạch trong bối cảnh các hạn chế do trừng phạt là thách thức chính cho dự án của Nga ở Bắc Cực.

Hàng không Nga không kích chính xác, kho đạn Ukraine nổ tung

Thứ 7, 01/06/2024 | 13:31
Một vụ nổ thứ cấp đã được báo cáo sau khi tên lửa Nga tấn công nhà máy Niochim. Điều này cho thấy có một lượng lớn chất nổ được cất trữ tại khu vực nhà máy.