Có thể nói, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là mạng internet, con người ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin trên khắp thế giới. Tuy nhiên, cũng từ đây những thông tin tràn lan trên mạng không được kiểm chứng cũng gây ra những hậu quả khôn lường.
Thông tin sai gây ảnh hưởng đến người trong cuộc
Nói về những thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội một cách tràn lan như gà được nướng bằng đèn khò trên nền nhà bẩn , chuyện xuất hiện “nữ quái” cướp ở thành phố Hồ Chí Minh lan truyền trên mạng xã hội nhưng không đúng, hay thông tin rau củ quả nhiễm độc…
Thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Thạc sĩ Tâm lý học , giảng viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng: “Nếu nạn nhân là người tốt, họ bị oan và phải chịu một sự tổn thương không hề nhẹ. Nhiều trường hợp còn bị những người xung quanh kì thị, nghi ngờ, thậm chí tẩy chay. Ngoài ra, họ còn có thể bị tổn hại trong làm ăn, doanh thu, vật chất nếu tin đồn bất lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như, tin đồn giả mạo về hủ tiếu gõ nấu bằng thịt chuột đã gây điêu đứng cho những người bán chân chính.
Thạc sĩ tâm lý học, giảng viên ĐH sư phạm TP.HCM Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu.
Nếu thông tin thất thiệt như tin đồn "Hương Mắt Lồi" trở lại sẽ gây cho người dân tâm trạng hoang mang không cần thiết, những tin đồn về các tiêu cực trong ngành thực phẩm, trong kinh tế, trong xã hội... khiến người xem mất niềm tin vào xã hội và sống với một thái độ luôn sợ hãi hoặc bất mãn”.
Trả lời về vấn đề này, chuyên viên tư vấn Thanh Tâm cũng cho biết: “Với sự phát triển của khoa học nói chung, của công nghệ thông tin truyền thông nói riêng thì một sự việc vừa xảy ra có thể lan truyền khắp thế giới. Bởi vậy, người ta gọi thế giới ngày nay là “ thế giới phẳng”. Một sự kiện, một vụ việc hay một hiện tượng nào