Mặc dù có đầy đủ các bằng chứng về đường dây mang thai hộ, tuy nhiên, khi phóng viên muốn có được câu trả lời từ Giám đốc bệnh viện Phụ sản đều… chưa được xếp lịch. Người trong cuộc vẫn vòng vo, né tránh không thừa nhận “có đường dây mang thai hộ” để ngăn chặn, xử lý?
Quy định khó khăn nên nảy sinh kẻ trục lợi?
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế.
Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có buổi làm việc với tiến sỹ Nguyễn Huy Quang, Chuyên viên cao cấp, Vụ trưởng vụ Pháp chế, Bộ Y tế. Về những quy định trong Nghị quyết 10 về quy định được nhờ mang thai hộ, đang được cho là quá chặt chẽ, gây khó cho những người có nhu cầu được có con chính đáng, ông Quang khẳng định, hiện có khoảng hơn 10 hồ sơ đủ điều kiện được hỗ trợ kỹ thuật sinh sản.
Tuy nhiên, không phải cả 10 trường hợp này đều được giải quyết. Bởi đằng sau những cam kết, chứng thực của chính quyền, bệnh viện, người mang thai hộ, cũng như người nhờ mang thai còn phải vượt qua những kiểm tra nghiêm ngặt về tâm lý, phải được hỗ trợ về pháp lý từ các luật sư .
Giữa người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ phải có quan hệ họ hàng. Người đã sinh con, nhưng con khuyết tật, không được nhờ mang thai hộ, theo ông Quang, đây là một quy định nhân văn, tránh phân biệt đối xử với trẻ em khuyết tật.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi, chính những khó khăn, chặt chẽ trong luật định, đã phát sinh những biến tướng đằng sau quy định mang thai hộ. Cụ thể là tồn tại một hoặc nhiều đường dây đẻ thuê, ẩn danh mang thai hộ , để kiếm tiền bất chính từ những bệnh nhân khao khát có con, ông Quang khẳng định Quốc hội đã lường hết được những rắc rối, biến tướng sau luật, nên đã cụ thể hóa và chặt chẽ các yêu cầu trong điều luật, không có chuyện mang thai hộ mang tính