Khi tôi lấy anh, mẹ chồng tôi đã tâm sự: “Đàn ông là loại đa tình. Con nên biết cuộc đời này, không ai có thể nắm tay ai cả đời. Mẹ mong con và con trai mẹ sống hạnh phúc bên nhau, nên hãy nhớ rằng làm đàn bà phải biết nhẫn và biết tha thứ cho chồng”. Còn tôi lúc đó, tràn đầy sự tự tin và kiêu hãnh, tôi tin anh, tin tuyệt đối!
Bốn năm sau, tôi ngồi run rẩy trong góc khuất của quán cà phê, nhìn chồng mình nắm tay một người đàn bà vào khách sạn.Tôi đau, cái đau của sự bẽ bàng và đổ vỡ. Tôi rơi vào trạng thái trầm cảm nặng vì cú sốc này. Sau lần tôi uống thuốc ngủ tự tử, chồng tôi ở bên cạnh chăm sóc tôi 24/24 để tôi tha thứ.
Ảnh minh họa
Một tháng sau, kế hoạch bắt đầu. Tôi mặc gợi cảm, ngọt ngào chăm sóc chồng và không nhắc gì chuyện cũ. Khi tôi nói nhỏ vào tai anh về kế hoạch cho một đêm nóng bỏng, trông anh thật sự hào hứng, và hạnh phúc. Tối đó, khi bước vào phòng ngủ anh thấy vợ mình nằm sấp trên giường, gợi cảm trong căn phòng thơm ngát, mờ ảo. Anh ngay lập tức ôm lấy...Từ góc phòng, tôi bước ra bật đèn và mỉm cười nhìn vẻ sững sờ trên mặt chồng mình.
Tôi dịu dàng: “Em luôn muốn biết cảm giác của anh khi anh ngủ với người khác. Có sung sướng hơn ở cạnh em không?”. Mặc chồng tôi như hóa đá, tôi ra hiệu cho cô gái hạng sang mà tôi đã kỳ công lựa chọn “tấn công” anh ta. Thấy chồng phản ứng, tôi buông từng tiếng: “Đây là sự trừng phạt mà em dành cho anh. Nếu anh không chấp nhận, thì em sẽ rời khỏi đây vĩnh viễn”.
Đêm đó cũng diễn ra theo đúng ý tôi. Tôi ở đó, quan sát họ. Khi ánh mắt tôi và chồng mình gặp nhau, tôi thấy được sự bẽ bàng đau đớn của anh. Anh ta nhìn tôi, nửa như muốn dừng lại, nhưng lại không thoát khỏi bản năng ham muốn của mình. Tôi hả hê lắm khi ngay sau đó, anh ta lại quỳ xuống chân tôi lần nữa van xin tôi tha thứ...
Thật ra tôi muốn tha thứ cho chồng, muốn bỏ qua hết tất cả. Nhưng chắc tôi bị điên rồi. Tôi thèm làm anh ám ảnh bởi cái tội phản bội tôi, việc anh ta cầu xin tôi…
Vết thương của tôi chưa bao giờ lành, nó giống như những mảnh thủy tinh vỡ li ti len lỏi vào tim tôi. Không chết người được, nhưng cũng không làm sẹo được. Tôi biết mình đang đầu độc cuộc hôn nhân này, nhưng tôi đã nghiện thứ thuốc độc đó rồi. Tôi phải làm sao bây giờ?"
Chuyên gia tâm lý Ngô Minh Uy trả lời
Tôi nhận thấy cách thức hành xử của người vợ này rất khác với đặc thù phụ nữ châu Á truyền thống. Dù khác nhau, nhưng ẩn bên dưới của người vợ này là sự tức giận và lòng hận thù. Cách giải quyết đó đều khiến cho mối quan hệ trở nên tồi tệ và bế tắc.
Nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học đã chỉ ra rằng mặt trái của lòng tự tin cao độ là nguy cơ tiến hành/ tham gia vào những hành động mạo hiểm, thậm chí có thể gây tổn hại cho bản thân mình và cho người khác. Ở đây cảm giác “đã kiểm soát” được chồng là một cảm giác tạm bợ và không lành mạnh ở người vợ.
Mâu thuẫn ở chỗ, nguyên nhân của hành vi người vợ là “không chấp nhận chia sẻ với người thứ ba”, nhưng họ lại quyết định “mang người thứ ba vào mối quan hệ hôn nhân của mình”. Đây là cơ chế tự vệ xuất hiện một cách tự nhiên khi vợ bị tổn thương.
Xin nói thêm, trong tâm lý học, cơ chế tự vệ được hiểu là những hành vi hoặc cách thức cụ thể được dùng để đối phó với những tổn thương của một cá nhân, điều này giúp cho người bị đau khổ có thể “đứng vững” được. Tuy nhiên, có những cơ chế tự phòng vệ hoàn toàn mang tính chất tiêu cực nếu được sử dụng thường xuyên. Bị phản bội - đau khổ - trả thù - thỏa mãn tạm thời - hối tiếc, dằn vặt bản thân - đau khổ hơn - trả thù với mức độ cao hơn...
Ngay cả khi chỉ quan tâm đến khía cạnh quan hệ tình dục ba người (không bao gồm quan hệ hôn nhân) thì đó cũng là một dạng “tình dục có tính chất sai lạc”. Yếu tố để nhận thấy sự “bất bình thường” hay “sai lạc” là sau những sinh hoạt tình dục như vậy, những người liên quan thường cảm thấy xấu hổ, hối tiếc, dằn vặt, và thậm chí đánh giá thấp bản thân mình.
Ảnh minh họa
Cũng phải nói thêm, bản thân anh chồng trong trường hợp này cũng đã (không biết vô tình hay chủ ý) chấp thuận để sự việc diễn ra theo hướng càng ngày càng bế tắc. Người vợ dù sao cũng vẫn mong đợi rằng, chồng mình sẽ từ chối và phản ứng dữ dội, đó là mấu chốt để “lấy lại niềm tin đã mất” nơi người vợ, tuy nhiên anh chồng lại trở thành “kẻ đồng lõa” tội nghiệp.
Xây dựng và duy trì và tái xây dựng niềm tin vào nhau trong các mối quan hệ, đặc biệt trong quan hệ hôn nhân là một việc rất tự nhiên nhưng khá phức tạp, và ở đó không bao giờ được thiếu các yếu tố như minh bạch, chân thành, tôn trọng, và trung thực với chính cảm xúc của mình.
Cả hai vợ chồng, cụ thể hơn là người vợ, phải dành thời gian để nhìn nhận lại quan điểm về cuộc hôn nhân của mình để biết mình muốn gì. Nhớ rằng sự chia tay là một đau khổ nhưng nếu không chia tay chỉ vì để có cơ hội trả thù thì càng đau khổ hơn. Người vợ phải chấm dứt ngay câu chuyện người khách thứ ba này mới mong cứu vãn được hôn nhân.
Đối thoại thẳng thắn với chồng. Điều đó giúp chính người vợ thoát ra khỏi những cảm xúc hỗn độn, bế tắc và đau khổ. Vợ phải bộc lộ cho người chồng biết những cảm xúc đau đớn, tệ hại, tức giận... mà mình đã trải qua từ sự phản bội của chồng, và nói rõ mình muốn cải thiện quan hệ vợ chồng thế nào.
Dù chưa có “dấu hiệu rõ ràng” và cũng không nhất thiết cho rằng người vợ trong trường hợp trên có vấn đề gì về tâm lý (kiểu như lệch lạc hay rối loạn tâm lý gì đó), tuy nhiên việc tìm đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ một chuyên viên tâm lý là rất cần thiết và có ích.
Theo 2Đẹp