Châu Âu cuối cùng cũng đã lên tiếng về quan điểm của mình đối với tình hình căng thẳng ở Biển Đông trước ngày đưa ra phán quyết của PCA vào hôm 12/7 tới đây.
Vào ngày 23 và 24 tháng 6, trong khi toàn thế giới theo dõi diễn biến cuộc bỏ phiếu Anh rời khỏi EU (Brexit), khoảng 20 chuyên gia về châu Á từ Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu và Úc đã tập trung tại Đại học Tự do Berlin để thảo luận một vấn đề riêng biệt.
Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Mặc dù Nhật Bản mới là đề tài chính thức, nhưng Trung Quốc lại trở thành tiêu điểm xuyên suốt cuộc hội thảo. Điều này phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của châu Âu với cường quốc mới nổi ở châu Á, quốc gia được cho là có thể thay đổi tình hình an ninh toàn cầu.
Trái ngược với Mỹ và Nhật Bản, các quốc gia châu Âu trong những năm gần đây ưu tiên các hoạt động thương mại với Trung Quốc hơn các vấn đề khác. Nhưng với các hành động leo thang gây căng thẳng của Bắc Kinh ở Biển Đông, mối quan tâm của EU đang chuyển dịch sang vấn đề lãnh thổ, chính trị.
Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague năm 2013 đã thụ lý vụ kiện Philippines chống lại yêu sách chủ quyền đường chín đoạn phi lý Trung Quốc trên Biển Đông. Phán quyết sẽ là lần đầu tiên vấn đề Biển Đông được giải quyết theo luật pháp quốc tế và được dự đoán sẽ đi theo hướng có lợi cho Philippines.
Tờ Nikkei của Nhật Bản dẫn lời một quan chức EU cho biết, các quốc gia hàng đầu ở châu lục này đang soạn thảo một tuyên bố sẽ được công khai đầu tuần sau kêu gọi Trung Quốc nên tôn trọng phán quyết.
Đức và Pháp là hai nước dẫn đầu nỗ lực kêu gọi sự đồng nhất quan điểm của các nước EU. Trong khi đó một số quốc gia Trung và Đông Âu lại đang có những thỏa thuận lợi ích từ phía Trung Quốc.
Liên minh châu Âu từng bày tỏ sự không hài lòng về tình hình Biển Đông hồi tháng 3, tuy