Mỹ tiếp tục tin tưởng vào khuynh hướng nhóm này sẽ thúc đẩy thị trường dân chủ trong mối quan tâm ngoại giao trực tiếp và các nguồn nguyên vật liệu đối với các vấn đề về an ninh và chính trị khó khăn nhất thế giới.
Thành tựu quan trọng nhất của Hội nghị thượng đỉnh lần này là sự thống nhất trong việc đối phó với sự bất ổn ở Bắc Phi và Trung Đông với một tinh thần rõ ràng và lời hứa giúp đỡ cụ thể.
Theo sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hầu hết các nước đều thừa nhận sự ngày càng hoàn thiện của Nhóm 20 nước (G20) – Liên hiệp các quốc gia phát triển và đang phát triển lớn nhất thế giới - sẽ làm lu mờ nhóm G8.
Trên thực tế, một sự phân chia công việc ngày càng phức tạp đang hiện ra. Nhóm G20 hiển nhiên làm một diễn đàn cho sự kết hợp nền kinh tế vĩ mô. Nhưng nhóm G8 giữ lại những lợi thế riêng biệt trong việc thảo luận các vấn đề thuộc về “các vấn đề chính trị quan trọng”, gồm có quyền con người, hòa bình và an ninh.
Giá trị của G8 như là một trụ cột của mối quan hệ hợp tác nhiều bên cả về phương diện biểu tượng và thực tế. Ngày nay, các quy tắc chuẩn mực và luật pháp của sự tự do phương Tây đang được kiểm nghiệm bởi sự trỗi dậy của “những phần còn lại” gồm các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Với sự phản đối của Nga đã đưa ra vào những năm 1990, các thành viên của nhóm G8 bị ràng buộc bởi sự tương đồng của các quan điểm, các giá trị đã được chia sẻ và các mối quan tâm chiến lược. Sự tương đồng này làm dễ dàng hơn trong việc chia sẻ các vấn đề về nhân quyền, sự can thiệp nhân đạo, sự suy yếu của chính quyền và sự ổn định khu vực. Sự thịnh vượng của các thành viên trong nhóm G8 cũng chiếm hữu những đặc quyền – tài chính, ngoại giao, quân sự và ý thức hệ - họ có thể thực hiện những đặc quyền này với sức thuyết phục của mình.
Hội nghị thượng đỉnh ở Deauville đã bộc lộ sức sống của nhóm G8. Các nhà lãnh đạo tiếp tục chỉ trích và yêu cầu Bắc Triều Tiên, Iran phải tuân theo các giải pháp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), và lên án sự đàn áp của Robert Mugabe ở Zimbabwe.
Nhưng vấn đề cốt lõi của Hội nghị lần này, theo như đã dự đoán, là tuyên bố về cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả rập” của nhóm G8. Cùng với sự nhấn mạnh tại bài phát biểu hôm 19/3 vừa qua của Tổng thống Obama về việc nhận thức thế giới Ả Rập gần đây, các thành viên của G8 đã hứa hẹn sự hỗ trợ về chính trị và vật chất đối với Tunisia và Ai Cập, bao gồm cả sự trợ giúp về mặt tài chính và sự viện trợ từ Mỹ, châu Âu, Quỹ Tiền tế quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB), đã tác động không nhỏ tới tiến trình hướng tới sự dân chủ hóa ở những nước này.
Các bên trong nhóm G8 đã bày tỏ sự vui mừng về sự thống nhất tại Libya, bất chấp những căng thẳng trong các đồng minh phương Tây và sự bất đồng với Nga về phạm vi hoạt động quân sự của NATO. Trong việc chuẩn bị tới tham dự Hội nghị tại Deauville, Moscow đã phàn nàn rằng các mục tiêu của NATO đã thay đổi và vượt quá sự ủy quyền của Liên Hợp quốc. Trong khi đó, Pháp và Anh đã thúc giục Mỹ triển khai các loại máy bay hiện có như A-10 Warthogs và C-130 để duy trì việc tăng cường triển khai các hoạt động quân sự.
Để thuyết trình cho những khác biệt này, bản thông cáo đã đưa ra một quan điểm mập mờ rằng: “Qaddafi và chính quyền Libya đã thất bại trong việc thực hiện trách nhiệm để bảo vệ người dân Libya và đã mất đi tất cả tính hợp pháp của mình. Ông ta không có tương lai trong một đất nước Libya tự do dân chủ. Ông ta phải ra đi”. Nhóm G8 cũng bộc lộ bày tỏ sự tán thành trong mục đích thống nhất tại Yemen, nhấn mạnh rằng Tổng thống Saleh nhanh chóng từ bỏ quyền lực; và tại Syria, trừng trị thẳng tay đối với ông Assad.
Dường như có một luật lệ bất thành văn rằng thông cáo của Hội nghị phải được bao phủ trong một khu vực rộng lớn. Các nhà lãnh đạo G8 đã đưa ra một sự biện hộ mãnh liệt cho vấn đề tự do Internet, biện hộ cho họ những hành động trong vấn đề biến đổi khí hậu, đề xuất những bước đi nhằm cải thiện vấn đề an toàn hạt nhân trước bài học về thảm họa hạt nhân tại Fukushima, từng bước xây dựng một “nền kinh tế tri thức” và cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp trong đất nước của mình.
Với khía cạnh nền kinh tế toàn cầu - vấn đề mà chỉ chiếm một phần không lớn trong các hoạt động của nhóm G20 - nhóm G8 đã chỉ rõ sự chắc chắn phục hồi của nền kinh tế toàn cầu khi mà nhắc đi, nhắc lại sự cần thiết phải chú tâm tới việc mất cân bằng tài chính của Mỹ, sự khủng hoảng nợ đọng quốc gia trong khu vực châu Âu.
Hội nghị cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của nhóm G8 cho sự phát triển toàn cầu. Quả thực, nhóm G20 cũng đã từng bước lớn mạnh hơn trong lĩnh vực này, điều đáng nói nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Seoul hồi tháng 11/2010, cùng với một vài vấn đề phi truyền thống khác.
Trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau và sự mở rộng các thách thức xuyên quốc gia, quả là ảo tưởng khi nghĩ rằng bất kỳ một thể chế hoặc khuôn khổ đơn lẻ nào – cho dù là Liên Hợp quốc hay nhóm G20 - sẽ có thể điều chỉnh được tất cả mọi vấn đề.
Chí Thành