“Gia đình bỏ rơi là nguyên nhân chủ yếu của tội phạm trẻ em’

“Gia đình bỏ rơi là nguyên nhân chủ yếu của tội phạm trẻ em’

Thứ 5, 03/01/2013 17:51

Luật sư Trần Đình Triển: Sống mà đi ra đường bình yên, vui chơi bình yên, làm việc bình yên, đêm ngủ ngon lành thì đấy mới là một nhà nước hoàn thiện.

- Việc gia tăng các loại tội phạm hiện nay, đặc biệt là những tội phạm có hành vi dã man. Vậy thì theo ông dưới góc độ luật học, thì luật pháp có chế tài để ngăn chặn điều đó không?

Luật sư Trần Đình Triển:

Luật sư - “Gia đình bỏ rơi là nguyên nhân chủ yếu của tội phạm trẻ em’

Trước hết, khi tình hình hiện nay với tội phạm gia tăng và một điều đã được thể hiện trên báo cáo của Chính phủ năm 2012, thì đối với một vấn đề nhức nhối của công tác phòng chống tội phạm, đó là bị can dưới 18 tuổi tăng 7,4% so với năm 2011. Hằng năm, số trẻ em dưới vị thành niên phạm tội chiếm tỉ lệ từ 15 đến 18% trong các vụ án. Và số lượng không phải ít, từ 16000 đến 18000 người là trẻ vị thành niên.

Với một số lượng như vậy, thì vấn đề phòng chống tội phạm không chỉ là vấn đề dặt ra cho nhà nước mà cả hệ thống, toàn xã hội và trách nhiệm của mọi người dân.

Và vấn đề trở nên hết sức bức xúc, thể hiện ở chỗ, thời gian gần đây số vụ tăng lên mà hành vi, tính côn đồ cũng tăng lên. Thậm chí, khi người dân họ đọc đến vụ việc này, người ta cảm thấy như chưa bao giờ chứng kiến, như vụ Nguyễn Văn Luyện chẳng hạn hay vụ cô giáo đốt nhà đối với cả ông anh chồng ở Mỹ Đình, hay vụ cách đây hai năm ở số 2 Bích Câu, chỉ hát karaoke, nhắn tin với nhau rồi hành xử nhau.

Những vụ như vậy, họ coi mạng người không bằng con vật. Đây là vấn đề đặt ra cho xã hội.

Tôi cho rằng, việc đối với tội phạm đang đặt ra một vấn đề khách quan là nước nào cũng có nhưng vấn đề ở đây là nhiều hay ít. Và vấn đề nhiều hay ít là do nguyên nhân, nhưng chúng ta không bi quan, không bi quan trong câu hỏi mà nhà báo đã đặt ra là có ngăn chặn được không?

Tôi khẳng định là thừa sức ngăn chặn được, chứ không thể để một nhà nước mà cái ác thắng cái thiện được. Nhưng vấn đề là chúng ta ngăn chặn được và việc ngăn chặn là như thế nào thì còn nhiều giải pháp phải đặt ra chứ nó không chỉ có giải pháp là đấu tranh. Mà trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm thì phòng phải là chính.

Vậy thì chúng ta phải xem xét ở đây là, công tác phòng chống tội phạm, trách nhiệm của nhà nước để ở đâu? Và gia đình ở đâu? Và của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở đâu?

Bởi vì chúng ta cũng thấy rằng và tôi cho rằng trách nhiệm là của toàn xã hội và lỗi này lâu nay tăng lên và đã đến mức báo động chứ không thể nhìn thấy ra ngoài mà cư xử với nhau không bằng một con vật thì một xã hội như vậy, mình làm thế nào đó, người ta sống trong một xã hội, người ta đi ra đường bình yên, người ta vui chơi bình yên, người ta làm việc bình yên, đêm ngủ người ta giấc ngủ ngon lành thì đấy mới là một nhà nước hoàn thiện. (Còn tiếp).

Nội dung chi tiết về cuộc giao lưu trực tuyến hôm 21/12 sẽ được cập nhật đầy đủ trên Nguoiduatin.vn.

Ban Tổ chức

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.