Giải mã bí ẩn từ bia đá cổ Ai Cập Rosetta Stone

Giải mã bí ẩn từ bia đá cổ Ai Cập Rosetta Stone

Thứ 5, 27/12/2012 23:49

Bí mật của nền văn minh Ai Cập có thể vĩnh viễn bị chôn vùi nếu như không có sự xuất hiện của hòn đá cổ có tên Rossetta.

Lai lịch bia đá cổ có tuổi đời hơn 1400 năm

Rosetta Stone là một mảnh bia với những ghi chép về chính quyền và tôn giáo Ai Cập. Rosetta được tạo nên bởi loại đá bazan đen nặng 0,680 tấn, cao 118 cm, rộng 70cm và dày 30cm, tương ứng với kích thước của một chiếc TV LCD cỡ trung bình.

Tuy nhiên những gì ghi chép trên bề mặt tảng đá này mới thực sự giá trị. Chúng được chia thành 3 cột, mỗi dòng là một nội dung được ghi với 3 loại ngôn ngữ khác nhau, một là ngôn ngữ chữ tượng hình, một là ngôn ngữ Hy Lạp, còn lại là ngôn ngữ Demotic. Nhờ đó, Rossetta trở thành cuốn từ điển bằng đá đặc biệt hé lộ những bí mật to lớn của Ai Cập cổ đại hơn 1400 năm.

Xã hội - Giải mã bí ẩn từ bia đá cổ Ai Cập Rosetta Stone

Ai Cập với những bí ẩn của nền văn minh quá khứ vẫn luôn hấp dẫn du khách

Thông điệp trên tảng đá Rosetta ghi rõ ngày 27/3/196 trước Công nguyên, với nội dung như một “nghị định thư” gửi từ các linh mục Ai Cập lên tiếng ủng hộ các Pharaoh như một người lãnh đạo xuất chúng, khiêm nhường và là người thờ cúng đáng kính đối với các vị thần Ai Cập. Nhằm mục đích giáo huấn, thông điệp viết ra một cách rõ ràng nhất và phổ cập nhất có thể, đó chính là lý do các tu sĩ ra lệnh phải viết bằng 3 ngôn ngữ và chạm khắc vào đá.

Bản thân Rosetta không có giá trị gì hơn một tấm bia, song những thông tin của nó giúp chúng ta hiểu về quá khứ Ai Cập cũng như việc chuyển đổi quyền lực trong suốt thời kỳ Hy lạp La Mã khi Ai Cập đuợc trị vì bởi Macedonia, Ptolemies và những người La Mã. Các Pharaoh, trong đó có nữ hoàng Cleopatra là người cuối cùng. Sự thay thế các triều đại ảnh hưởng sâu sắc đến các khía cạnh của cuộc sống Ai Cập, triều đại mới mang theo tôn giáo mới, các vị thần mới và như một tất yếu, những ký tự thiêng liêng nhất trong ngôn ngữ viết, chữ tượng hình, cũng bị thay thế sạch.

Cho tới thế kỷ 4 sau Công nguyên, Rosetta Stone vẫn hoàn toàn có thể đọc được. Tuy nhiên, khi Thiên Chúa giáo trở nên phổ biến ở Ai Cập, chữ tượng hình bị cấm trong việc truyền tải thông điệp tôn giáo.

Ngôn ngữ Demotic không bị cấm kỵ như chữ tượng hình, nhưng cũng thay đổi và chuyển thành ngôn ngữ Coptic, thứ tiếng phát triển dựa trên 24 chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp cùng một vài ký tự Demotic mô phỏng âm thanh nhưng không là ngôn ngữ đại diện của Hy Lạp. Khi tiếng Ả Rập thay thế Coptic, những tàn tích cuối cùng của chữ tuợng hình bị xóa sạch. Hơn 1000 năm lịch sử Ai Cập biến mất cùng cái chết của một ngôn ngữ

Cuối thế kỷ 18, hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte tiến hành xâm luợc Ai Cập hòng tăng cường sức mạnh của đế quốc này ở phía Đông tạo tiền đề cho Pháp thống trị lãnh thổ có giá trị nhất khu vực này là Ấn Độ. Napoleon đồ rằng việc cắt đứt việc tiếp cận của Anh với sông Nin sẽ làm tê liệt quân đội nước này và các ấp phía Đông của họ.

Tuy nhiên cuộc xâm lược Ai Cập không được thuận buồm xuôi gió. Khi Napoleon và các lực lượng của ông ta đóng quân ngoài khơi bờ biển Ai Cập tại Vịnh Aboukir Bay vào tháng 8 /1798, hải quân Anh đã nghiền nát quân đội Pháp và phá hủy tất cả các tàu của Napoleon. Người Pháp đã bị mắc kẹt ở Ai Cập trong 19 năm.

Hè năm 1799, một người lính nhận ra một tảng đá được chạm khắc thứ ngôn ngữ kỳ lạ khi đang san phẳng các bức tường cổ tại thành phố Rosetta. Sau khi kéo nó ra từ đống đổ nát, anh ta cho rằng nó có thể có ích và chuyển về cho một viện nghiên cứu của Pháp.

Nhọc nhằn giải mã thông điệp từ Rosetta Stone

Không mất quá nhiều thời gian để dịch chữ Hy Lạp và chữ Demotic, tuy nhiên việc dịch các chữ tượng hình thực sự là rất nan giải. Cùng với nó, 1 trận chiến trên lĩnh vực trí tuệ đã diễn ra giữa một nhà khoa học người Anh Thomas Young với Jean-Franois Champollion một học giả Pháp trong việc giành vị trí là người đầu tiên giải đươc mật mã này.

Phần tiếng Hy Lạp được dịch bởi Reverend Weston Stephen vào tháng 4 / 1802. Mặc dù kiến thức về ngôn ngữ và bảng chữ cái Hy Lạp bị giới hạn trong một số các chuyên gia và học giả nhất định, các nước Tây phuơng đã để ý đến quốc gia này từ nhiều thế kỷ truớc, đặc biệt khi văn hóa Phục Hưng gây chấn động và thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của người châu Âu tới nền văn minh và văn Hy Lạp-La Mã. Vì vậy, đóng góp của Weston không gây được sự chú ý lớn.

Cũng trong năm 1802, học giả Pháp Antoine-Isaac Silvestre de Sacy và nhà ngoại giao Thụy Điển Johan David kerblad đồng thời giải thích thành công phân ngôn ngữ Demotic. Riêng phần chữ tượng hình trên tấm bia vẫn là một thách thức lớn. Nhiều học giả trong đó có cả De Sacy, người đã dịch được phần chữ Demotic cũng phải bó tay.

Chỉ đến khi Thomas Young phát hiện ra ý nghĩa của 1 ký tự hình ô van bao quanh rất nhiều ký tự tượng hình khác vào năm 1814 thì việc giải mã mới có bước phát triển rõ rệt. Young nhận ra rằng những hình ô van này chỉ được vẽ bao quanh các tên riêng. Xác định được tên của Pharaoh Ptolemy, Young làm cho bản dịch của mình tiến bộ vượt bậc.

Lập luận rằng tên riêng có thể phát âm tương tự nhau dù ngôn ngữ khác nhau, Young đã phân tích một vài thanh trong bảng chữ cái tượng hình bằng cách sử dụng tên Pharaoh này và hoàng hậu của ông ta, bà Berenika Ptolemy. Tuy nhiên do ảnh hưởng quan điểm của Horapollo rằng các biểu tượng chỉ tương ứng với hình ảnh, ông không thể tìm ra được mối liên hệ giữa âm thanh với những biểu tượng đó. Do vậy Young từ bỏ nghiên cứu giữa chừng.

Trăn trở này của Young đã được lý giải bởi Champollion. Ông cho rằng những biểu tượng có thể tượng hình, cũng có thể chuyển tải âm thanh giống hầu hết các ngôn ngữ. Khi bắt đầu với 1 biểu tượng hình ô van bao quanh 4 ký tự trong đó có 2 ký tự giống hệt nhau Champollion đã xác định được hai ký tự cuối cùng là chữ "s". Với ký tự đầu tiên hình một vòng tròn, ông đoán rằng nó có thể đại diện cho ánh nắng mặt trời, trong tiếng Coptic, một ngôn ngữ cổ, từ mang nghĩa mặt trời là "ra". Ghép với 2 ký tự cuối cùng, Champollion nhận thấy chỉ có 1 chữ phù phợp hơn cả trong trường hợp này là Ramses.

Các chữ tượng hình, khác với tên gọi của nó, hoàn toàn không phải là loại chữ biểu tượng, thay vào đó là loại chữ mô phỏng âm thanh. Quá choáng ngợp trước phát hiện của mình, Champollion đã ngất xỉu ngay tại chỗ.

Đó có lẽ là giây phút vĩ đại nhất trong lịch sử đối với các nhà nghiên cứu văn hóa Hy Lạp. Cánh cửa ngôn ngữ nặng cả ngàn năm đã bật mở, để lộ ra kho báu vô giá của một nền văn hóa đáng ngưỡng vọng nhất của loài người.

Minh Nguyệt


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.