Bài vè này còn nhiều dị bản, nhà văn Hoàng Phương Hùng xin lấy bản nêu trên và sẽ đề cập từng dị bản (nếu có) trong các bài viết cụ thể.
Kỳ 1:
“Ăn quận 5”:
Được ăn cơm Tàu là một trong những “đệ nhất” sướng
Trong bài vè này, “quận 5” không hàm ý chỉ địa giới hành chính của quận 5 ngày nay. Mà nó chỉ đến phố người Hoa đã sinh sống từ lâu đời tại TP.HCM cùng với sự độc đáo về ẩm thực của họ.
Ăn cơm Tàu
Từ lâu, người Hoa đã là một trong 54 dân tộc của Việt Nam. Tại TP.HCM ngày nay, người Hoa cũng chiếm số lượng lớn. Họ sinh sống, làm ăn và đóng góp chung vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong quá trình định cư ấy, họ cũng mang đến cho vùng đất này những giá trị ẩm thực trứ danh của mình. Cho đến ngày nay, ẩm thực của người Hoa đã thực sự đi vào tiềm thức của nhiều người, nhiều thế hệ.
Người Hoa đi đến đâu là lập chợ và “nấu ăn” ở đó
Trước đây, nói đến “đệ nhất sướng” thì người ta thường xì xầm về chuyện: “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, đi xe Huê Kỳ (Hoa Kỳ), lấy vợ Nhật Bổn (Nhật Bản)”.
Ngoài “đệ nhất sướng” tại Sài Gòn xưa thì bên Tàu cũng ví von: “Thực tại Quảng Châu (thủ phủ tỉnh Quảng Đông), Y tại Hàng Châu, Thú tại Tô Châu, Tử tại Liễu Châu” (Cơm ngon ăn tại Quảng Châu, Áo đẹp may vải Hàng Châu, Vợ xinh cưới ở Tô Châu, Hòm chết chôn không bao giờ mục ở Liễu Châu).
Từ hai câu nói trên có thể thấy, ăn uống theo người Tàu là “số dách” (số một), những từ ngữ đã trở nên thân thuộc miền Nam. Và khi thưởng thức được một món ngon nào đấy, người ta hay dùng từ “số dách” để khen. Về nghĩa đen của từ “cơm Tàu”, nó thường được để trong những cái thố nhỏ nên được gọi là cơm thố, chỉ là