Hiện nay, người ta mới chỉ tính được 5 dân tộc, mà các người tiêu biểu của họ sống được đến 120 – 140 tuổi tại Phương Đông, Tây Tạng và miền Tây Trung Hoa. Những người này do Jeams Hilton ghi nhận vào năm 1964, khi ông viết quyển “Viễn cảnh bị che khuất”.
Theo quyển sách này, người sống lâu nhất là lương y Lý, người Trung Hoa sinh ra ở Tây Tạng. Khi được tròn 150 tuổi, ông nhận được bằng danh dự ở triều đình Trung Quốc, người ta đã xác nhận ông sống được 150 tuổi và sinh vào năm 1667. Lúc ông tròn 200 tuổi lại nhận được bằng thứ hai. Theo các tư liệu xác minh ông đã sống 256 tuổi.
Cụ bà Besse Cooper ở Georgia, Mỹ, thọ 116 tuổi.
Vào năm 1993 người ta đã đăng tải tin ông mất trên tờ Yortime, Londontime. Trong số báo này người ta cũng xác nhận các số liệu nói trên. Có thể, ông chỉ sống đến 200 tuổi chứ không phải 256 tuổi như các báo đưa tin.
Tại Arménia, Apkhadia, Adecbaidan có những người sống đến 120 – 140 tuổi.
Năm 1973, tạp chí National Geographia số ra tháng giêng, đã đăng bài đặc biệt nói về những người sống trên 100 tuổi và cao hơn nữa. Tờ tạp chí này đã cung cấp những tư liệu minh hoạ một cách rõ ràng. Tôi còn nhớ được 3 trong rất nhiều tấm ảnh lúc đó.
Tấm thứ nhất chụp một bà cụ sống đến 136 tuổi đang ngồi trên một ghế bành, hút xì gà Cuba, uống rượu Vodka và tham gia vào buổi liên hoan tối của gia đình. Bà rất vui vẻ, không phải nằm trong nhà dưỡng lão, ở đấy phải trả đến 2000 USD cho mỗi người già. Cụ đã sống cho đến 136 tuổi mới qua đời.
Trong ảnh thứ hai có một cặp vợ chồng làm lễ kỷ niệm lần thứ 100 và 115 ngày kết hôn của họ.
Ảnh thứ ba, một người đàn ông đang hái chè trên dãy núi Armenia đang nghe một chiếc máy thu thanh nhỏ. Theo ông nói lại thì, tính theo ngày sinh ông đã được 167 tuổi, đó là người lớn tuổi nhất thế giới lúc bấy giờ.
Tại Tây bán cầu, cũng có người Indian Volcoband, những người Equador sống trên dãy núi Andes thuộc Tây Nam Peru, cũng như bộ lạc của người Titi – Caca và Machu – Picchu nổi tiếng sống lâu. Những người tiêu biểu của họ sống trên 120 tuổi.
Bà Margaret Pich, người Mỹ thuộc bang Virginia, là người đàn bà Mỹ già nhất được ghi vào sách kỉ lục Guiness, bà mất lúc 115 tuổi do bệnh suy dinh dưỡng. Chính xác hơn bà chết sau những diễn biến phức tạp của lần bị ngã gục. Thật ra, vì chứng loãng xương do thiếu calci trong cơ thể, chứ hoàn toàn không mắc phải các chứng tim mạch hay đái đường gì cả. Bà chết sau khi bị ngã 3 tuần lễ.
Điều đáng nói là chính con gái bà nói rằng bà thiếu calci. Trước khi chết, bà Margaret rất thèm ăn đường. Rõ ràng đó là hiện tượng đau Khớp nối (Tiếng Nga la Paika; Tiếng Pháp: Soudure).
Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau.
Tiến sĩ y học Wallach
Lược dịch theo cuốn 'Sự trung thực của các xác chết'